Hỏi: Vào năm 1978, hai vợ chồng tôi vào ở ngôi nhà do ông bà để lại từ thời ông bà nội, đến bác tôi và đến tôi. Bác tôi có vợ năm 1951, có được 02 người con 01 gái, 01 trai.Khoảng năm 1960, bác tôi đi trốn quân dịch ở nơi khác và có thêm 1 người vợ và 3 người con trai nữa. Còn 1 mình bà vợ đầu ở lại nhà với 02 người con, nên năm 1977 cũng bỏ đi nơi khác làm ăn xa. Vào năm 1996, bác ruột tôi đã viết giấy chuyển nhượng thừa kế ngôi nhà lại cho tôi có ủy ban phường xác nhận, trong thời điểm này ngôi nhà này đứng tên là nhà thờ, nên tôi đã xin kê khai đăng ký sang tên mình và đã được cấp sổ đỏ do vợ chồng tôi đứng tên vào năm 2006.Đến năm 2013, gia đình nhà hàng xóm nói muốn đổi ngôi nhà của tôi cho họ, họ sẽ trả thêm 400 triệu đồng. Vợ chồng tôi hỏi ý kiến của những người trong tộc (không có vợ coṇ bác tôi). Chúng tôi đã đồng ý. Vài ngày sau, người con trai của bà vợ đầu biết được, nên ông đã ngăn cản tôi và nói phải đưa ông 200 triệu để cho mẹ ông vì đây là là nhà của cha mẹ ông. Tôi đã đồng ý đưa ông 200 triệu đồng tại phiên hòa giải ở Ủy ban nhân dân phường. Nhưng sau đó, ông này đã đổi ý muốn lấy cả ngôi nhà của tôi nên sau đó có đơn khởi kiện mang tên của mẹ ông̣ đòi lại ngôi nhà. Trong đơn ghi là: "đòi lại nhà và đất cho ở nhờ" Nhưng trong buổi hòa giải ông có nói là mẹ ông bị tai biến nằm một chỗ. Bà đã chết sau đó ít tháng trong năm (2014). Năm 2015, đơn khởi kiện được tòa án nhân dân thành phố Hội An chấp nhận, tòa án ghi là gia đình tôi vào ở năm 1990 chứ không phải là năm 1978 như phường và người dân địa phương đã xác nhận. Tòa án xử tôi phải giao lại ngôi nhà cho mẹ con ông và mẹ con ông phải trả cho tôi số tiền là 700 triệu đồng về việc tu sửa và gìn giữ trong thời gian ở trên, nhưng do gia đình tôi không có nhà để ở nên chúng tôi được ở lại ngôi nhà và phải trả lại cho mẹ con ông số tiền là 732 triệu đồng (vì định giá ngôi nhà là 1 tỷ, 432 triệu đồng) chúng tôi không đồng ý nên đã kháng cáo lại bản án và ông cũng kháng cáo lại bản án. Hai tháng sau, tòa án phúc thẩm xử lại. Tòa xử chúng tôi phải trả nhà cho ông ta và chỉ được nhận 400 triệu đồng. Xin hỏi, Tòa xử như vậy có đúng pháp luật không; nếu không đồng ý chúng tôi phải làm thế nào? (Đăng Nguyên - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật đất đaicủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:
Vì trog tình huống bạn không nêu rõ nên chúng tôi chia ra hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Ngôi nhà thuộc sở hữu riêng của bác trai bạn.
Điều 101 Luậtđất đai năm 2013 quy định: "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Gia đình bạn đã được bác của bạn chuyển nhượng đất và nhà từ năm 1996 và có ủy ban nhân dân phường xác nhận, vậy căn nhà đó bây giờ thuộc sở hữu của gia đình bạn nên người con trai đầu không thể đòi được. Và vì bác gái không phải là đồng sở hữu căn nhà nên bạn cung không phải bồi thường.
+ Trường hợp 2: Ngôi nhà thuộc sở hữu chung của cả bác trai và bác gái.
Năm 1996, bác trai bạn chuyển nhượng ngôi nhà đó cho bạn mà không có sự đồng ý của bác gái tức là trái với quy định của pháp luật.
Điều 53 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng khác như sau: "Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng."
Như vậy, UBND phường đã xác nhận là trái với quy định của pháp luật nên bác gái hoàn toàn có quyền đòi lại ngôi nhà này. Vì đây là nhà thuộc sở hữu chung và 2 bác đều đã mất nênviệc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 2 Điều 685 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Nghĩa là con trai đầu của bác gái chỉ được đòi theo phần mà anh ta được thừa kế từ bác gái và phần mà anh ta sở hữu. Vì thế nếu bây giờ các bên không thỏa thuận được về việc chia nhàthì Tòa án phải có quyết định bán nhà rồi phân chia theo tỷ lệ sở hữu.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận