Điều 216 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Sở hữu chung theo phần .
Hỏi: Bà cô cháu và 1 người cùng chung sống với nhau từ lâu nhưng không có quan hệ vợ chồng theo pháp luật. Bà cháu có 1 miếng đất nhưng khi xã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lại ghi tên cả bà và người đó là đồng sở hữu. Nay bà cháu do bị bệnh nên đã mất năng lực hành vi dân sự mà ông lại muốn bán thửa đất đó. Nếu bán đi bà cháu không có nơi để ở thì theo luật sư trường hợp này giải quyết thế nào ạ? (Thế Dũng - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 214 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Sở hữu chung như sau:
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản…”
Điều 216 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Sở hữu chung theo phần như sau:
“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Sở hữu chung hợp nhất như sau:
“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
Chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung. Bởi vậy, người ông sẽ không có quyền bán toàn bộ diện tích đất là tài sản chung của cả 2 ông bà.
Tùy thuộc vào nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận cụ thể phần quyền của từng người trong sở hữu chung, qua đó làm căn cứ để chia tài sản chung.
Do bà bạn đang bị mất năng lực hành vi dân sự, nên trong việc chia tài sản chung cần phải có người giám hộ.
Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
"1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”
Trong trường hợp không thể tìm được người giám hộ cho bà cô bạn theo quy định trên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ (bà cô bạn) có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
Điều 67 quy định về Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
“Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.”
Theo đó, người giám hộ của bà cô bạn sẽ quản lý tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích cho bà cô bạn trong quan hệ tài sản chung đó.
Trong trường hợp, người ông bán toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của cả 2 ông bà hoặc để đảm bảo duy trì cuộc sống cho bà cô bạn khi bị bệnh thì người giám hộ có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung đến Tòa án nhân huyện nơi có mảnh đất.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất Động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất Động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận