Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi: Bố tôi có 3 người con, Tôi cùng hai anh trai. Hai anh trai đã lập gia đình và ra ở riêng, tôi sống cùng bố tôi. Năm 2005,Tôi làm đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất, của bố tôi (tức là sang tên bìa đỏ từ bố tôi sang cho tôi ), Đơn xin thừa kế quyền sử dụng đất có xác nhận của tôi, bố tôi , trưởng thôn, phó chủ tịch UBND Xã . Nội dung đơn là xin thừa kế sang tên bìa đỏ quyền sử dụng đất từ bố sang cho tôi.Năm 2007, bố tôi mất, mẹ tôi đã mất từ năm 2000.Năm 2010, có chủ trương đo đạc lại đất của chính quyền UBND Huyện. Tôi làm hồ sơ xin sang tên quyền sử dụng đất từ bố tôi sang cho tôi.Năm 2012, UBND Huyện có chủ trương cấp đổi bìa đỏ loại cũ sang loại bìa đỏ mới , Tôi cầm bìa đỏ cũ mang tên Bố tôi lên UBND Xã đổi lại bìa đỏ mới mang tên Tôi. Nhưng cán bộ tư pháp xã không đồng ý cho tôi đổi mà yêu cầu tôi phải làm Biên bản họp gia đình thì mới trả lại bìa đỏ cho tôi. Biên bản họp gia đình tức là biên bản họp giữa Tôi và hai người anh của tôi. Nội dung biên bản họp gia đình là hai người anh đồng ý cho tôi thừa kế quyền sử dụng đất của Bố.Nhưng theo tôi lúc đó tôi và hai người anh đã không phải là một gia đình nữa (căn cứ theo sổ hộ khẩu) và lại hai anh cũng không ký biên bản họp gia đình, nhưng cũng không kiện cáo gì cả.Biên bản họp gia đình là để tránh tình trạng kiện cáo sau này. Nhưng đất đai của gia đình tôi là đất ở ổn định và lâu dài từ trước đến nay không có bất cứ kiện cáo nào đến đất đai. Hai anh của tôi không có bất cứ kiện cáo nào mà chỉ là họ không ký biên bản họp gia đình.
Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi hỏi:
1. Tôi có nhất thiết phải làm biên bản họp gia đình trong trường hợp này không?2. Quy định phải có biên bản họp gia đình mới áp dụng từ khi nào? Trường hợp của tôi thì sao?
3. Tôi có thể tìm cơ quan chức năng cấp nào để giải quyết, phòng ban nào? (Thu Hiền - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, bạn nên lập biên bản họp gia đình trong trường hợp này
Theo quy định tại Điều 121 thì biên bản họp gia đình sẽ là một giao dịch dân sự.Trường hơp của bạn, biên bản họp gia đình cần phải được lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì biên bản họp gia đình đó mới có hiệu lực pháp luật.
Điều 121 bộ luật dân sự 2005 quy định về giao dịch dân sự như sau: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Điều 124 quy định vềhình thức của giao dịch dân sự: "Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Thứ ba, sau khi đã có được biên bản thoả thuận gia đình đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật thì bạn làm những thủ tục sau:
Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
- Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện . Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.
- Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).
- Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
- Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;
- Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
- Giấy chứng tử;
- Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
- Lệ phí trước bạ
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận