-->

Tư vấn về bảo hiểm y tế cho hộ gia đình?

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng...

Hỏi: Tôi muốn biết là luật bảo hiểm y tế mới nói khuyến khích tham gia theo hộ gia đình, vậy nếu chỉ mình mẹ tôi tham gia thì có được không? Vì chỉ nói khuyến khích không nói bắt buộc. Khi đóng bảo hiểm tôi là người thứ 2 trong gđ thì có đc giảm chưa, tôi thấy mẹ tôi vẫn đóng số tiền bằng của mẹ tôi vì cán bộ t tế nói chưa thực hiện giảm từ ngườ thứ 2. Vậy là đúng hay sai. Gia đình tôi có 5 người nhưng những người khác đã có bảo hiểm tại cơ quan làm việ rồi. Nếu sai tôi có thể gặp ai để phản ánh để xử lý việc cán bộ xã làm sai chính sách? (Mai Minh Ngọc - Hải Phòng)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điểm 5 Điều 12 sửa đổi Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định hộ gia đình bao gồm những thành viên thuộc hộ gia đình là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Và theo điểm 3 Điều 13 sửa đổi Luật này thì tất cả thành viên thuộc hộ gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó nếu anh (chị) muốn tham gia bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình thì không thể chỉ mình mẹ của anh (chị) tham gia được mà tất cả 5 thành viên trong gia đình của anh (chị) đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Tuy vậy theo điểm 2 Khoản 13 sửa đổi bổ sung: "Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này", nếu những thành viên khác trong gia đình anh (chị) đã tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan làm việc thì họ sẽ không phải tham gia theo diện hộ gia đình nữa. Như vậy, chỉ còn hai mẹ con anh (chị) đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình.
Để đăng ký tham gia BHYT, anh (chị) cần làm các thủ tục sau: Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia BHYT mẫu TK01-TS, Danh sách đăng ký tham gia BHYT mẫu D01-HGD ghi tên tất cả những thành viên hộ gia đình trong sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú và có cam đoan của chủ hộ, giấy xác nhận của những thành viên đã tham gia BHYT tại cơ quan. Khi đi anh (chị) nhớ mang sổ hộ khẩu, tạm trú để đại lý BHYT có thể đối chiếu và hoàn trả lại ngay.
Căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014, mức đóng BHYT đối với hộ gia đình quy định như sau: Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy anh (chị) là người thứ hai nên mức đóng của anh (chị) sẽ được giảm trừ. Anh (chị) có thể xem hướng dẫn cụ thể về phương thức đóng tại Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Việc cán bộ y tế trả lời anh (chị) như vậy là chưa đúng, anh (chị) nên yêu cầu người này giải thích lại cho anh (chị). Nếu họ không giải quyết thì anh (chị) hoàn toàn có quyền làm đơn khiếu nại.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.