-->

Tư vấn thủ tục ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự?

Khi chị đi công tác xa, việc mua bán nhà đất không có sự đồng ý và xác nhận của chị thì đều vô hiệu. Nên nếu có các giấy tờ về sở hữu chung ngôi nhà này, thì có thể yên tâm công tác.

Hỏi: Ông bà ngoại tôi sau khi định cư sang nước ngoài có để lại một căn nhà cho mẹ tôi. Sổ hộ khẩu chỉ có tên tôi và mẹ tôi. Nhưng hiện tại tôi có vài năm phải đi công tác nước ngoài, tôi không yên tâm để mẹ tôi một mình vì vốn mẹ tôi không rành chữ nghĩa, tôi sợ thời gian tôi ở xa có người có ý định chiếm đoạt căn nhà mẹ tôi đang ở. Tôi có thắc mắc, nếu tôi xin làm giấy tờ chứng minh rằng nếu không may mẹ tôi trong lúc vô tình không biết ký tên vào những giấy tờ mua bán nhà đất thì phải có sự đồng ý của tôi mới có thể mua bán thì có được hay không? Nếu có thể thì tôi phải làm những thủ tục gì? (Phương Chi - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do chị không nói rõ về căn nhà đó đã được ông bà ngoại của chị làm thủ tục tặng cho hay chuyển quyền sở hữu
, hoặc có bất kỳ giấy tờ nào về việc ủy quyền quản lý, sử dụng ngôi nhà đó cho mẹ con chị hay không, nên chúng tôi đưa ra những trường hợp sau để chị hiểu:

Thứ nhất, nếu ông bà chị đã làm thủ tục tặng cho chung ngôi nhà đó cho mẹ con chị, hoặc thủ tục về chuyển quyền sở hữu nhà cho mẹ con chị, thì ngôi nhà đó sẽ thuộc sở hữu chung của mẹ con chị nếu được tặng cho chung, hoặc thuộc sở hữu của 1 người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, một mình mẹ chị không đủ quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó, do đó, mọi giao dịch liên quan đến tài sản này phải có sự đồng ý của cả hai mẹ con chị. Khi chị đi công tác xa, việc mua bán nhà đất không có sự đồng ý và xác nhận của chị thì đều vô hiệu. Nên nếu có các giấy tờ về sở hữu chungngôi nhà này, thì có thể yên tâm công tác.

Nếu thủ tục đã thực hiện là thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở cho mẹ chị, tức mẹ chị đứng tên trên giấy tờ sở hữu nhà ở. Thì để đảm bảo được an toàn cho ngôi nhà khi chị vắng nhà, chị và mẹ có thể làm giấy ủy quyền sở hữu, quản lý ngôi nhà đó cho chị với lý do mẹ chị không có khả năng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản và có công chứng, chứng thực của UBND xã. Khi đó, thì chị làngười có quyền định đoạt ngôi nhà đó, nên mọi giao dịch thực hiện trên ngôi nhà đó phải được chị thực hiện mới có hiệu lực.

Thứ hai, trường hợp ông bà chị chưa làm bất kỳ thủ tục nào để chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho mẹ con chị, thì các giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện trực tiếp bởi ông bà chị là người sở hữu tài sản hoặc bởi người được ông bà chị ủy quyền. Để đảm bảo chị có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó: tức mua bán hoặc cho thuê thì chị có thể thỏa thuận với ông bà ngoại chị về việc làm giấy ủy quyền quản lý, định đoạt ngôi nhà cho chị, giấy ủy quyền đó được công chứng, chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý.Khi đó, các giao dịch liên quan đến ngôi nhà thuộc quyền của chị. Khi mẹ chị vô tình ký tên vào những giấy tờ mua bán nhà đất thì các giấy tờ đó sẽ bị vô hiệu do vi phạm về thẩm quyền giao kết giao dịch.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.