-->

Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế

Trong trường hợp di chúc bằng văn bản ghi nhận nội dung phân chia di sản thừa kế được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.

Hỏi: Nhà em có bảy anh chị em, ba đã mất còn mẹ đang sống, các anh chị em đều có gia đình riêng, trong 7 anh em có một người anh được người thân bảo lãnh đi nước ngoài từ nhỏ, hiện người bảo lãnh này đã mất từ lâu và gia đình cũng không liên lạc được người anh nàygia đình không hề có tin tức về người anh này và không biết tìm anh ở đâu, nước nào và không biết có còn sống hay không?Như vậy khi gia đình muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế thì làm như thế nào khi trong gia đình đang thiếu một người?Bằng chứng nào chứng minh được một người mất tích và cơ quan nào xác minh điều này? Nếu gia đình muốn tìm kiếm thì trên phương tiện nào? (Thành Hòa - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, gia đình chị muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế trong khi thiếu một người thì phải tiến hành yêu cầu Tòa tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết.

Thứ hai, về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích

Căn cứ Điều 78 Bộ luật dân sự2005 quy định về việc tuyên bố mất tích như sau:"1.Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng".

Vậy khi muốn yêu cầu Tòa tuyên bố người anh của chị bị mất tích thì chị làm đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích (nội dung chính của đơn được quy định tại khoản 2 điều 312 BLTTDS 2004 bổ sung 2011)

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Việc gia đình muốn tìm kiếm anh trai thì có thể: Thông báo tìm kiếm người vắng mặt trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp

Sau khi đươc Tòa án giải quyết và ra quyết định tuyên bố một người mất tích nếu trường hợp có di chúc để lại thì, di sản được phân chia theo di chúc. Việc công bố di chúc được quy định tại Điều 672 Bộ luật dân sựnhư sau:"1. Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.2. Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc khôngchỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc.3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.5. Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng”.

Còn không có di chúc thì sẽ làm đơn yêu cầu Tòa án phân chia di sản theo pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.