Đất do gia đình bạn và các hộ gia đình khác khai hoang làm đất trồng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại nằm trong khu vực quản lý của ban quản lý rừng phòng hộ thuộc quản lý chung của nhà nước do đó khi khai thác đất rừng phải được sự cho phép của...
Hỏi: Vào năm 1977 gia đình tôi cùng một số hộ dân khác khai hoang 1 số diện tích đất để trồng sắn. Đến năm 2000 do điều kiện thổ nhưỡng gia đình tôi chuyển đổi cây trồng sang cây keo tràm và đã khai thác vào các năm 2006 và 2011. Cùng thời điểm vào năm 1978 nhà nước đắp đập thủy lợi, sau khi hoàn thành công trình nhà nước thành lập BQLRPH và quản lý đất rừng xung quanh khu rừng của gia đình tôi và các hộ lân cận, vào năm 2000 nhà nước cũng đưa cây keo tràm vào trồng trên đất phòng hộ. Trong quá trình giao đất cho BQLRPH phần đất của chúng tôi vẫn sử dụng ổn định cho đến nay mặc dù phần đất này nằm trong lưu vực của rừng phòng hộ. Nhưng vào năm 2014 chúng tôi khai thác cây thì BQLRPH không cho phép vì họ cho rằng đây là đất của phòng hộ muốn khai thác phải xin phép và khi khai thác xong phải trả lại đất cho BQLRPH. Xin hỏi luật sư như vậy việc làm của BQLRPH như vậy là đúng hay sai? Chúng tôi có phải trả lại đất cho BQLRPH hay không? Nếu trả lại thì nhà nước có phải thực hiện việc thu hồi đất theo quy định hay không? (Nguyễn Thanh Duy – Quảng Ninh)
Luật gia Phạm Hồng Phúc - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:
- Vào năm 1977 gia đình bạn cùng một số hộ dân khác khai hoang 1 số diện tích đất để trồng sắn. Đến năm 2000 do điều kiện thổ nhưỡng gia đình bạn chuyển đổi cây trồng sang cây keo tràm và đã khai thác vào các năm 2006 và 2011. Cùng thời điểm vào năm 1978 nhà nước đắp đập thủy lợi, sau khi hoàn thành công trình nhà nước thành lập BQLRPH và quản lý đất rừng xung quanh khu rừng của gia đình bạn và các hộ lân cận,vào năm 2000 nhà nước cũng đưa cây keo tràm vào trồng trên đất phòng hộ. Như vậy tôi xin sử dụng luật đất đai năm 1987 để giải quyết vấn đề này cho bạn,
Theo Điều 5 luật đất đai năm 1987 quy định:
" Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai."
Gia đình bạn và các hộ gia đình khác đã khai hoang 1 diện tích đất để trồng sắn , hành vi này không thuộc các hành vi bị cấm theo quy định nêu trên vì vậy, gia đình bạn và các hộ gia đình khác đã không vi phạm luật đất đai năm đó. Nhưng gia đình bạn và các hộ gia đình vẫn sử dụng ổn định đến nay nhà nước thành lập BQLRPH và quản lý đất rừng xung quanh khu rừng của gia đình bạn và các hộ lân cận.
Mặt khác, Cùng thời điểm vào năm 1978 nhà nước đắp đập thủy lợi, sau khi hoàn thành công trình nhà nước thành lập BQLRPH và quản lý đất rừng xung quanh khu rừng của gia đình bạn và các hộ lân cận vào năm 2000 nhà nước cũng đưa cây keo tràm vào trồng trên đất phòng hộ. Xét thấy, Trong khu vực rừng phòng hộ đã tồn tại 2 loại rừng do Nhà nước trồng và do nhân dân trồng. Nhưng vào năm 2014 gia đình bạn và các hộ gia đình khai thác cây thì BQLRPH không cho phép vì họ cho rằng đây là đất của phòng hộ muốn khai thác phải xin phép và khi khai thác xong phải trả lại đất cho BQLRPH.
Theo Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
"1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất."
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Do gia đình bạn sử dụng đất ổn định để trồng keo từ năm 1987 để trồng keo mà không có các biện pháp thu hồi hay xử phạt từ trước đó đến nay , phần đất này cũng không vi phạm luật đất đai 1987 nên gia đình bạn sẽ thỏa mãn điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần khai hoang trồng keo tràm, gia đình bạn nên tiến hành thủ tục xin Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Sau đó nếu Ban quản lý rừng phòng hộ có nhu cầu muốn thu hồi đất thì gia đình bạn sẽ được bồi thường theo quy định luật đất đai phụ thuộc vào mục đích thu hồi là gì.
Mặt khác, Nhưng vào năm 2014 gia đình bạn và các hộ khác khai thác cây thì BQLRPH không cho phép vì họ cho rằng đây là đất của phòng hộ muốn khai thác phải xin phép và khi khai thác xong phải trả lại đất cho BQLRPH. Xét thấy, lúc này gia đình bạn và các hộ gia đình khác chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ đương nhiên phải xin phép vì trong khu vực của Ban quản lý rừng phòng hộ tồn tại 2 loại rừng của nhà nước và của nhân dân nhưng thuộc quản lý chung của nhà nước nên xin phép là đương nhiên, việc làm của BQLRPH là đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận