-->

Tư vấn phương thức hợp thức hóa tài sản bảo đảm tại ngân hàng?

Văn bản này có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và được công chứng hoặc chứng thực.

Hỏi:Hiện tại, tôi có một khách hàng thế chấp tài sản của anh chị em trong gia đình để vay vốn, những thành viên trong gia đình đều có trong sổ hộ khẩu của một thành viên gia đình.Tuy nhiên, anh cả của gia đình không có trong sổ hộ khẩu của thành viên đó và hiện đã mất giấy khai sinh. Bên thế chấp tài sản và chủ tài sản đã cam kết đăng kí tài sản và Ngân hàng đã nhận thế chấp. Nhưng Ngân hàng yêu cầu phải có giấy tờ hợp pháp hóa tài sản bảo đảm này? Vậy tôi phải làm sao? Có thể ký hợp đồng bảo lãnh tài sản được không? (Vĩnh Long - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khách hàng của bạn thế chấp tài sản của anh, chị em để vay vốn tại ngân hàng bạn đang làm việc, để ký được hợp đồng này bạn cần phải yêu cầu bên được bảo lãnh (khách hàng của bạn) và bên bảo lãnh (anh, chị em của khách hàng) lập một văn bản bảo lãnh. Văn bản này có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, trong trường hợp này việc ngân hàng yêu cầu hợp thức hóa tài sản đảm bảo chính là yêu cầu về bảo lãnh vay vốn (văn bản bảo lãnh)từ phía anh, chị em của người di vay. Sau khi có được văn bản bảo lãnh bạn có thể yên tâm ký kết hợp đồng với khách hàng. Quy định về bảo lãnh, hình thức bảo lãnh được căn cứ vào điều 361, 362 BLDS 2005.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.