-->

Tư vấn pháp luật về trách nhiệm của người mua hàng trả góp

Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Hỏi: Em có người bạn mua hàng trả góp. Bạn em lấy số điện thoại của em làm người tham chiếu. Gần đây ban xử lý sự cố của ngân hàng liên hệ với em. Họ bảo em phải phải liên lạc với bạn của em, nếu không em phải chịu trách nhiệm về pháp luật. Mà khi bạn em lấy số điện thoại của em đăng kí thì em không biết gì hết. Chỉ đến khi ngân hàng gọi điện cho em hỏi em là gì của người mua hàng, em trả lời em là bạn. Đề nghị Luật sư tư vấn,em có phải chịu trách nhiệm về pháp luật không? (Anh Lan - Hà Giang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Với tư cáchlà người tham chiếu trong mối quan hệ mua bán điện thoại trả góp, bạn có trách nhiệm xác nhận thông tin của bên mua (bạn của bạn) với bên ngân hàng. Bạn không phải là chủ thể thực hiện giao dịchbạn phải liên lạc với bạn của bạn thì bạn liên lạc nhắc nhở bạn của mình thực hiện nghĩa vụụ giả tiền đúng hạn, đúng hợp đồng.Họ nói nếu không bạn phải chịu trách nhiệm về pháp luật là không có căn cứ.

Thứ nhất, khi người bạn của bạn lấy số điện thoại của bạn làm người tham chiếu thì bạn không biết gì hết, cho đến khi bên bán hànggọi điện hỏi bạn thì bạn mới biết là bạn của mình đã dùng số điện thoại của mình.

Thứ hai, giao dịch mua điện thoại trả góp sẽ có hiệu lực khi có đầy đủ các yếu tố quy định tại khoản 1 điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005:"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định"

Theo Điều 283 Bộ luật dân sự năm 2005:"Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Hình thức giao dịch mà bạn đã thực hiện ở đây là hợp đồng mua trả góp điện thoại, trong hợp đồng sẽ có tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của bạn của bạn, riêng điện thoại thì bạn của bạn đã đăng ký là số điện thoại của bạn nên khi xảy ra sự cố không trả tiền đúng hẹn bên bán trước hết sẽ gọi điện nhắc nhở. Sau đó nếu vẫn bạn của bạn vẫn không hoàn thành nghĩa vụ thì họ sẽ khởi kiện bị đơn là ngườitrên giấy tờ làm hợp đồng trả góp. Bạn không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì bạn không có hành vi vi phạm. Bạn nên nhắc nhở bạn của bạn hoàn thành đúng nợ để tránh tình trạng bên bán khởi kiện yêu cầu bồi thường,phạt vi phạm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.