-->

Tư vấn pháp luật: thỏa thuận miệng về vấn đề thử việc có giá trị pháp lý không?

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc...

Hỏi: Tôi tốt nghiệp Đại học. Xin việc tại văn phòng đại diện của một cơ quan nhà nước. Cơ quan này nói sẽ cho tôi 2 tháng được thử việc không lương, sau 2 tháng việc được nhận vào làm chính thức hay không là phụ thuộc vào khả năng của tôi. Tất cả là thỏa thuận miệng trong buổi phỏng vấn xin việc và tôi đã chấp nhận. Vậy xin hỏi: trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích của tôi, trong khoảng thời gian 2 tháng này, tôi cần làm gì hay không? Tôi có cần phải ký hợp đồng nào không? (Thùy Linh - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về thử việc như sau:

"Điều 26. Thử việc:1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.”

"Điều 27. Thời gian thử việc:Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên”

Trong thời gian thử việc, bạn sẽ được hưởng tiền lương thử việc với mức ít nhất bằng 85% mức lương của công việc bạn sẽ làm. Căn cứ theo quy định tại điều 28, Bộ Luật lao động năm 2013:

"Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc:Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó".

" Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc:1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Theo những quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về thử việc nêu trên. Thì thời gian thử việc của bạn – trình độ đại học là không quá 60 ngày. Bạn không bắt buộc phải giao kết hợp đồng thử việc, nhưng để đảm bảo quyền lợi của bạn tốt nhất bạn nên ký hết hợp đồng thử việc với bên tuyển dụng. Khi thử việc bạn được hưởng lương với mức 85% mức lương của công việc đó, bên tuyển dụng yêu cầu bạn thử việc không lương trong hai tháng là sai quy định pháp luật lao động.

Kết thúc thời gian thử việc, nếu bạn làm thử đạt yêu cầu bên tuyển dụng phải giao kết hợp đồng lao động với bạn. Trong thời gian thử việc bạn, hoặc bên tuyển dụng đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.