-->

Tư vấn pháp luật: công ty có được giữ giấy tờ của người lao động không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp công ty có được giữ giấy tờ của người lao động không.

Hỏi: Tôi là một thuyền viên làm việc trên tàu biển. Tháng 12 năm 2015 tôi có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 1 công ty cung ứng thuyền viên. Khi đó tôi có ký 2 bản HĐLĐ với công ty 1 bản có thời hạn 60 tháng và 1 bản HĐ chuyến 10 tháng. Nhưng khi ký xong thì công ty không giao lại 1 bản nào lại cho tôi mặc dù có điều khoản mỗi bên giữ một bản vì lý do chờ sếp trong Sài Gònra ký sẽ giao lại sau.Hiện tại tôi làm việc đúng theo chức danh của bản HĐ10 tháng và cty cũng đáp ứng đúng theo những điều khoản theo bản HĐ10 tháng đó. Nhưng tôi đã nhiều lần yêu cầu công ty giao lại cho tôi 1 bản của 2 HĐtrên nhưng công ty không đáp ứng với nhiều lý do. Vì là thuyền viên nên tôi có rất nhiều giấy tờ và các loại chứng chỉ để làm việc trên tàu biển nên khi ký HĐ tôi đã giao lại cho công ty đểđưa xuống tàu nơi tôi làm việc. Mà điều khoản phá vỡ HĐ của bản HĐ60 tháng là 3000 usd nên nếu tôi muốn chấm dứt HĐ trước thời hạn 60 tháng tôi phải bồi thường 3000 usd công tymới giao lại giấy tờ gốc cho tôi (mặc dù trong hđ ko có điều khoản công ty giữ giấy tờ của thuyền viên tôi về bờ và không làm việc trên tàu). Vậy bản HĐLĐ của tôi có thời hạn 60 tháng kia có đúng theo pháp luật không và nó có giá trị pháp lý hay không? (Đỗ Văn Tùng - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin anh/chị cung cấp, có thể thấy bên sử dụng lao động đã sai phạm ở các nội dung sau:

- Vi phạm quy định về hình thức hợp đồng lao động khi không giao 01 bản hợp đồng cho anh/chị

- Vi phạm quy định về loại hợp đồng khi kí kết hợp đồng với thời hạn 60 tháng.

Chính vì vậy bản HĐLĐ 60 tháng này đã sai quy định của pháp luật. Mặt khác, trong hợp đồng lao động có điều khoản về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn. Pháp luật lao động cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn nếu có căn cứ và đáp ứng thời gian báo trước. Như vậy, việc hợp đồng quy định rằng sẽ phạt người lao động nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ là thỏa thuận làm hạn chế quyền lợi của người lao động. Điều khoản này bị vô hiệu, vì vậy, điều khoản nộp phạt 3000 USD nếu phá vỡ hợp đồng cũng sẽ không được áp dụng trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, theo điều 20 Bộ Luật Lao động 2012 đã quy định: người sử dụng lao động không được có hành vi

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.”

Do đó, hành vi giữ chứng chỉ của anh/chị của công ty đã vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt từ 20.000.000 – 25.000.000 triệu đồng theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Từ đây, theo điều 200 BLLĐ 2012, anh/chị có thể gửi yêu cầu đến hòa giải viên lao động hoặc tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp này trong trường hợp không hòa giải được với công ty.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.