Tư vấn phân chia tài sản chung, tài sản riêng khi ly hôn?

Tài sản mà chị có trước thời kỳ hôn nhân thuộc tài sản riêng của vợ (chồng). Vì thế số tiền chị gửi ngân hàng trước khi kết hôn và lãi của số tiền đó sau này là thuộc tài sản riêng của chị.

Hỏi: Tôi có vấn đề về luật hôn nhân cần sự tư vấn của luật sư. Rất mong nhận được sự hướng dẫn: Chị tôi có chồng & 2 con (tuổi 13 & 12). Hiện tại hai vợ chồng họ có ý định ly hôn, nhưng chị tôi có vài thắc mắc như sau1. Trước khi kết hôn, chị có một số tiền gởi ngân hàng. Sau khi kết hôn, số tiền đó tăng dần lên do bản thân chị kiếm được trong công việc. Người chồng công việc không ổn định. Về sự tích góp trong số tài sản trên có lẽ không có phần của người chồng. Vậy khi ly hôn, số tài sản trên có bị cho là tài sản chung trong quá trình hôn nhân? Nếu có, thì có biện pháp nào chứng minh đó là tài sản chỉ do một mình chị tôi tạo nên? (Người chồng biết tất cả thông tin về số tiền trên, gởi ở ngân hàng nào, lãi suất, kỳ hạn....do chị tôi nói),2. Về hai đứa con, khi ly hôn sẽ giải quyết như thế nào?Chúng tôi đang rất mong nhận được tư vấn của quý luật sư. Nếu cần tư vấn trực tiếp, chúng tôi có thể liên hệ ở đâu? ( Hồng Trà - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Do vậy theo quy định của pháp luật thì tài sản mà chị có trước thời kỳ hôn nhân thuộc tài sản riêng của vợ (chồng). Vì thế số tiền chị gửi ngân hàng trước khi kết hôn và lãi của số tiền đó sau này là thuộc tài sản riêng của chị.

Tuy vậy ở đây lưu ý đến vấn đề là tài sản sau khi chị kết hôn liên tục tăng lên do chị đóng góp thêm (Không tính số tiền gửi trước hôn nhân và lãi suất từ số tiền đó) thì phải xác định rằng tài sản tăng lên đó là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo đúng quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự. Bởi mặc số tiền tăng lên được đóng góp bằng lương của chị nhưng bản thân tiền lương hàng tháng của chị cũng là tài sản chung của vợ và chồng. Trừ trường hợp chị chứng minh được rằng tài sản tăng lên đó là nhờ sự đóng góp hoàn toàn bằng tài sản riêng của chị: Như được cho riêng, thừa kế riêng… thì mới được coi là tài sản riêng. Còn nếu không chứng minh được thì mặc nhiên số tiền có thêm sau thời kỳ hôn nhân do chị đóng góp thêm vào vẫn là tài sản chung.

2. Về quyền nuôi con

Điểm d mục 11 Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Do vậy anh chị sẽ phải thỏa thuận về việc nuôi con, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa sẽ quyết định dựa trên nguyên vọng con cái và tình hình thực tế mỗi người. Như chị trình bày thì anh không có công việc ổn định và đây sẽ là thuận lợi cho chị nếu muốn giành quyền nuôi con, nên nhiều khả năng chị có thể giành được quyền nuôi con.


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.