Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;...
Hỏi: Em có bị mẹ chồng ép buộc tôi ký vào giấy với nội dung là em đồng ý ý kiến của mẹ em nhưng thật sự em không biết là ý kiến gì. Đến nay em mới biết mẹ chồng mình với chị Thủy là: "Chị Thủy có cho mẹ chồng tôi mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thế chấp ngân hàng nhưng đến nay bà chưa trả hết nên chị Thủy đòi lấy đất của em để trừ nợ". Nhưng em thật sự không có mượn giấy và tiền gì của chị Thủy. Hiện tại, chị Thủy kiện em ra tòa. Em muốn hỏi em có bị gì không? Hiện tại, em đã bán miếng đất đó cho người khác rồi. Trong trường hợp này em có phải trả nợ không? (Hạ Vy - Lạng Sơn)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 của Bộ luật này. Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Lừa dối, đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba trong quan hệ dân sự vi phạm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự.
Nội dung trong tờ giấy mẹ chồng bạn ép bạn kí được xem như là một “hợp đồng dân sự” giữa bạn và chị Thủy kia. Và trường hợp này hợp đồng đó có dấu hiệu lừa dối do bạn không biết gì về nội dung hợp đồng mình kí và không tự nguyện tham gia vào giao dịch dân sự này. Do đó hợp đồng này vô hiệu. Theo Điều 132 của Bộ luật dân sự năm 2005 vềgiao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Và bạn sẽ không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Đây là về mặt pháp lý. Còn nhiệm vụ của bạn là phải chứng minh được mình bị ép buộc tham gia vào hợp đồng dân sự này thì mới có thể loại bỏ được trách nhiệmtrả nợ của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận