Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn mua đất tại Việt Nam.
Hỏi: Hiện nay tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tôi về thành phố BH, do nhu cầu về chỗ ở tôi muốn nhận chuyển nhượng quyền nhà ở gắn liền với đất ở của ông N, đất có nguồn gốc do ông N tự khai phá sử dụng từ năm 1954, đã xây dựng nhà ở; được Cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất ở số B.... ngày, trên giấy có ghi tổng diện tích đất là 200.0m2 đất ở tại đô thị, hình thức sử dụng riêng thời hạn sử dụng lâu dài, nhà ở được công nhận Quyền sở hữu với diện tích xây dựng, diện tích sản xuất đất 45.0m2. Về đất vấn đề sở hữu và sử dụng của ông B là không có tranh chấp, đủ điều kiện để chuyển nhượng nhà và đất. Tôi xin hỏi quý luật sư: Trường hợp của Tôi có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng căn nhà và thửa đất như trên hay không, tôi có được đứng tên trên giấy chứng nhận hay không; Và căn cứ pháp luật cụ thể quy định trường hợp của tôi được, không được nhận chuyển nhượng. (Mạnh Vân - Hà Nội).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì :
Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyề sử dụng đất ở tại Việt Nam.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại Điều 10 Luật nhà ở 2014 quy định về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:
“1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, chuyển nhượnghợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
Nếu như bạnxác định rõ rằng bạn đang là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tức bạn làcông dân Việt Nam hoặcngười gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài thì trường hợp của bạn sẽ thuộc trường hợp được áp dụng những quy định trên. Và nếu như bạn đáp ứng được điều kiện về người Việt Nam định cư ở nước ngoài thìcó thể thấy với các quy định pháp luật nên trên kèm theo việc phía gia đình bên kia đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì bạn vẫn được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở từ phía gia đình bên kia.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận