-->

Tư vấn làm đơn khiếu nại việc chia thừa kế tài sản là đất đai?

Điều 635 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về Người thừa kế.

Hỏi: Ngày 24/11/1993, gia đình tôi đã nhận được đơn mời của UBND Xã tại Tỉnh Lâm Đồng đến xã để hòa giải theo 1 đơn khiếu nại của một thành viên trong đại gia đình.Buổi hòa giải không thành vì sự vô lý của nguyên đơn. Năm 1976 ngôi nhà gỗ được dựng trên lô đất đó do Ba Tôi làm chủ nhà, sống trong ngôi nhà đó .Tất cả có 6 thành viên trong ngôi nhà gỗ nhỏ. Năm 1978 Ba Tôi cưới vợ, sống chung trong ngôi nhà đó. và nuôi các em ăn học. (Ba Tôi là con trưởng). Cũng năm 1978 Ông Nội tôi tái giá và sống cùng với vợ thứ 3 ( hợp pháp ) trên 1 lô đất khác. Năm 1988 Ông Nội tôi qua đời, trước đó ông đã di ngôn cho Cháu Đích Tôn thửa đất này và nhà này làm nhà Tổ, ( có đất hương hỏa riêng ) và cô nào không lập gia đình thì ở trong ngôi nhà gỗ đó cho đến chết. Thửa đất này Mẹ Tôi đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ hợp pháp từ năm 1995 (Do em trai tôi - Cháu đích tôn mới 5T). Vào tháng 10/2015 gia đình Tôi đào đất để trồng tiêu, nhằm có thêm thu nhập. Và đã bị dòng họ làm đơn khiếu nại và đòi đồng sở hữu. Hiện nay dòng thừa kế thứ 1 bao gồm 11 người,( Bà vợ thư 3 và 10 đứa con của Ba bà vợ) làm đơn đòi đồng sở hữu lô đất này, 10 người con trong đó có ba Tôi. Giờ tôi phải làm thế nào? ( Thanh Thủy - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại, Điều 635Bộ Luật Dân sự 2005 về Người thừa kế có quy định như sau:

"Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế".

Nếu tại thời điểm Ông nội bạn mất năm 1988 mà em trai bạn chưa ra đời hoặc chưa được hình thành thai thì em trai bạn không phải là người thừa kế theo di chúc Ông nội bạn để lại, thêm nữa di chúc của ông nội bạn sẽ không có hiệu lực. Vì theo như thông tin bạn cung cấp mẹ bạn được cấp giấy CNQSD đất năm 1995 khi em trai bạn được 5 tuổi tức là em bạn sinh năm 1990 và sau 2 năm so với thời điểm ông nội bạn mất.

Về hình thức của di chúc, Ông nội bạn mất khi không có di chúc bằng văn bản mà chỉ dùng di ngôn, tức là di chúc miệng, Điều 651 và Khoản 5 Điều 652 quy định về di chúc miệng và tính hợp pháp của di chúc miệng.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Di chúc miệng như sau:

"1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ".

Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Di chúc hợp pháp như sau:

"5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

Theo đó, hàng thừa kế theo pháp luật hàng 1 bao gồm những người như bạn đã kể trên sẽ được nhận phần thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ Luật Dân sự 2005. Những người thuộc hàng thừa kế này đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau mà Ông nội bạn đã để lại.

Ðiều 645 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Tính từ năm 1988 - năm ông nội bạn mất đến nay là năm 2015 thì đã là 27 năm, tức là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nếu những người thừa kế theo pháp luật muốn khởi kiện để chia tài sản. Thêm nữa, việc mẹ bạn được cấp giấy CNQSD đất hợp pháp thì những người bao gồm: các bà, bố, các bác các cô.. của bạn không có quyền đòi đồng sở hữu mảnh đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất Động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.