-->

Tư vấn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nóc nhà

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luậtviệc thực hiện quyền sở hữu...

Hỏi: Nhà tôi ở khu phố cổ Hà Nội, ngày xa xưa các cụ (các cụ đã mất) đã ký giấy cho hàng xóm ở nhờ trên nóc nhà.Nay họ lại bán trao tay cho người khác, (nhà cấp 4) mà người mua này xây dựng, cải tạo cao lên định. Nhà tôi không đồng ý, quyết liệt không cho xây. Mà họ bảo lúc trước có giấy ký của các hộ đồng ý cho ở rồi đất nóc nhà là không gian sử dụng chung. Nhà tôi có sổ đỏ từ năm 2007, trong sổ hiện rõ nóc nhà là sử dụng chung của các hộ (4 hộ). Vậy xin hỏi Luật sư, bên tôi có kiện được không? (Nguyễn Nam Cung - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trường hợp của bạn, bạn là người đứng tên trên sổ đỏ nên về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam công nhận bạn là chủ sở hữu, sử dụng đối với tài sản nhà, đất đang cho ở nhờ.

Theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Dân sự (BLDS) về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luậtviệc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

Do vậy, để đòi lại tài sản nóc nhà đã cho mượn ở nhờ, bạn có quyền gửi đơn đếnTòa án cấp quận, huyện nơi có tài sản nhà, đất đang cho ở nhờ để đề nghị giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài liệu khác chứng minh cho việc ở nhờ (trong trường hợp của bạn chính là văn bản kí kết của bố bạn cho người đó ở nhờ).Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ do các bên cung cấp để xác định quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp và buộc người kia trả lại nóc nhà cho bạn.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.