Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản.
Hỏi: Năm 2015, tôi có cho bà Y mượn 30.000.000 triệu đồng, giấy ghi mượn trong vòng 10 ngày. Nhưng tới hạn, bà Y không trả. Bà viết giấy nợ cho tôi 30 ngày sau bà sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền đã mượn trên, tới ngày tôi ra lấy thì bà vẫn chần chừ không trả.
Tôicó lên phòng tiếp dân của UBND xã thì những cán bộ tiếp dân nói nếu02 bên giải quyết khi nào bỏ trốn thì lúc đó tôi viết đơn tố cáo lừa đảo. Nhờ luật sư tư vấn giúptôi, cán bộ tiếp dân nói thế có đúng không? (Linh Anh - Hà Nội)
Pháp luật có quy định về hợp đồng mượn tài sản:“Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Điều 513. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản: "Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản".
Trong đó, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chỉ những vật không tiêu hao mới là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Do đó, tiền không thể là đối tượng của hợp đồng này.
Thực chất việc anh (chị) cho mượn tiền là hợp đồng vay tài sản không có lãi.
Giữa anh (chị) và bà Y có giấy nợ với nội dung sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền đã mượn. Đây được coi là chứng cứ cho việc bà Yến có vay của anh (chị)số tiền là 30.000.000 triệu đồng.
Pháp luật có quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Như vậy,anh (chị)đã gia hạn trả nợ cho bà Yến đến ngày 5/7/2015 thì đó chính là thời hạn mà bà Yến phải trả nợ choanh (chị). Tuy nhiên bà Yến đã không thực hiện nghĩa vụ trên nên ngoài việc phải hoàn trả choanh (chị)đủ số tiền đã vay nợ, bà Yến còn có nghĩa vụ: “Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận».
Để đảm bảo quyền lợi cho trường hợp củaanh (chị), pháp luật có quy định như sau:
Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, anh (chị) có quyền khởi kiện đòi lại tài sản (30.000.000 đồng) ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơianh (chị) hoặc bà Y cư trú để Tòa án giải quyết và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho anh (chị).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận