-->

Tư vấn giao khoán đất lâm nghiệp?

Nếu hai bên có hợp đồng thuê khoán theo đúng quy định của BLDS 1995 cả về hình thức lẫn nội dung thì hợp đồng này đương nhiên sẽ có hiệu lực pháp luật do đó bên cho thuê không có quyền đòi lại đất khi còn thời hạn cho thuê khoán. Ngược lại, nếu...

Hỏi: Vườn vải thiều của bố tôi được giao khoán đất trồng cây ăn quả từ 1997, theo Nghị định 01/CP như tôi đã trình bày. Đến nay có nguy cơ mất trắng, vì Công ty lâm nghiệp tuyên bố:"Theo quy định của pháp luật đến nay sổ giao đất của bố tôi không còn giá trị". Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? (Nguyễn Kim Sơn - Bắc Giang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vì việc giao dịch diễn ra tại thời điểm 1997 nên xem tính hiệu lực tại thời điểm 1997, ta áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995.

Bộ luật Dân sự 1995 quy định:

Điều 503.Hợp đồng thuê khoán tài sản

"Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê".

Điều506.Hình thức hợp đồng thuê khoán

"Hợp đồng thuê khoán phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định".

Điều131.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

"Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

1- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

2- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

3- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

4- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật".

Như vậy, vì anh (chị) không trình bày rõ khi được giao khoán đất lâm nghiệp hai bên có hợp đồng thuê khoán hay không nên có thể hiểu:

- Nếu hai bên có hợp đồng thuê khoán theo đúng quy định của BLDS 1995 cả về hình thức lẫn nội dung thì hợp đồng này đương nhiên sẽ có hiệu lực pháp luật do đó bên cho thuê không có quyền đòi lại đất khi còn thời hạn cho thuê khoán. Trong trường hợp này, anh (chị) có thể khởi kiện theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự.

- Nếu hai bên không có hợp đồng thuê khoán hoặc có hợp đồng nhưng hợp đồng không đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định tại Điều 131 BLDS 1995 thì hợp đồng thuê khoán trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu; các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Điều146 BLDS 1995 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

"1- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.

2- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.