-->

Tư vấn giải quyết xác định lối đi chung

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Hỏi: Dãy nhà nơi tôi ở gồm khoảng 15 hộ, dãy nhà này lúc trước và trong giấy tờ nhà vẫn thể hiện phía sau nhà có 01 hẻm 06 m(Tức là dãy nhà chúng tôi là 02 mặt tiền) nhưng hiện hữu hẻm 6m này chưa làm hẻm và vẫn còn bỏ hoang. Đề nghị Luật sư tư vấn, nhưng chủ miếng đất phía sau giờ người ta muốn lấy con hẻm đó luôn thì 15 hộ dân chúng tôi phải làm sao? Nhà chúng tôi đã hình thành hết rồi, không có thông thoáng phía sau, nếu người ta lấy vậy sau này nhà chúng tôi sẽ bị bịt kín hết không có thông thoáng. (Thu Phương - Thái Bình)

 >>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Pháp luật quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được quy định tại Điều 275 Luật dân sự 2005 như sau:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.
Do nhà bạn có hai mặt tiền mà mặt con hẻm 6 m phía sau chỉ dùng cho mục đích thông thoáng chứ không dùng để đi lại. Do đó, việc chủ sở hữu miếng đất này muốn lấy lại để xây dựng thì không ảnh hưởng đến lối đi ra đến đường công cộng. Vì vậy, chủ miếng đất này muốn sử dụng mảnh đất đó cho mục đích cá nhân thì hoàn toàn hợp pháp, không trái quy định của pháp luật.Nếu các hộ ở đây muốn có không gian thoáng đảng thì có thể thỏa thuận, thương lượng với chủ mảnh đất đó. Chứ pháp luật không can thiệp vào trường hợp này của bạn.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.