Như vậy, nếu khởi kiện chia thừa kế, người vợ hai này là một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chồng bạn, theo đó sẽ được chia một phần di sản thừa kế
Hỏi: Bố mẹ tôi (bố mẹ chồng) lấy nhau năm 1974 nhưng không có đăng ký kết hôn. Hai ông bà có với nhau 4 người con trai. Và trong thời gian chung sống hai ông bà có mua được 4 mảnh đất. Có hai mảnh đã sang tên cho chồng tôi và anh cả. Còn hai mảnh còn lại ông đứng tên cùng với mảnh đất tổ tiên để lại. Cách đây 9 năm mẹ tôi qua đời. Và ông đi bước nữa với bà hai bây giờ và có đăng ký kết hôn. Hai ông bà có với nhau một cô con gái năm nay 8 tuổi. Cách đây 4 tháng bố tôi cũng qua đời vì bạo bệnh. Ông không để lại di chúc gì cho các con và bà vợ hai. Nhưng mong muốn của ông lúc còn sống là, sau này anh cả sẽ đứng tên mảnh đất tổ tiên để lo thờ tự sau này (vì bà hai còn một người con trai riêng, ông lo là bà sẽ khôngở lại sau khi ông qua đời). Cách đây mấy ngày chúng tôi có lên ủy ban xã để làm giấy tờ chuyển nhượng đất thì bà hai đòi đứng tên trên mảnh đất tổ tiên để lại và khôngđồng ý chuyển nhượng. Sau khi thuyết phục mãi bà cũng đồng ý ký tên và chúng tôi đã mang đến phòng công chứng. Sau khi về nhà bà nói sẽ làm đơn kiện ra ủy ban thì chúng tôi vừa mất tiền công chứng mà cũng ko làm được sổ đỏ. Và bà nói sẽ đòi quyền lợi cả ba mảnh đất. Là mảnh đất tổ tiên và hai mảnh đất bố mẹ chồng tôi mua trước kia. Bà nói bà kết hôn đàng hoàng còn mẹ chồng tôi chả có gì cả. Vậy mong quý luật sư cho biết:Thứ nhất: Bà có quyền thừa kế hai mảnh đất mà bố mẹ tôi mua lúc trước không. Có một miếng đứng chung sổ đỏ với mảnh đất tổ tiên ông bà hai đang ở. Thứ hai: Sau khi bà đã ký vào giấy tờ chuyển nhượng rồibà còn quyền lợi gì nữa không. Và bà có quyền làm đơn kiện chia lại đất nữa không? Thứ ba: Nếu xảy ra tranh chấp thì với chỗ giẫy tờ đã làm đầy đủ anh chúng tôi có làm được sổ đỏ không? Và có sổ đỏ đã là chắc chắn chưa ạ? Thứ tư: Nếu trường hợp mà chúng tôi không làm được sổ đỏ và cũng không cho bà đứng tên thì bà hai có quyền tự do sử dụng phần của bà không?Hai mảnh đất mua kia hai em tôi mới làm nhà nên liệu có bị chia cho bà hai không? (Minh Hải - Hà Nội)
Trường hợp của bố chồng bạn và mẹ chồng bạn dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được coi là vợ chồng. Do vậy, hai mảnh đất và mảnh đất tổ tiên vẫnlà tài sản chung của bố mẹ chồngbạn.
Theo đó, sau khi mẹ chồng bạn mất thì tài sản của bố chồng bạn được xác định là một nửa trong khốitài sản hai mảnh đất và mảnh đất tổ tiên.
Phần tài sản đó của bố chồng bạn được xác định là tài sản riêng của ông có được trước khi kết hôn với bà hai. Sau này khi đã kết hôn với bà hai, hai người cũng không có văn bản xác nhận sáp nhập tài sản riêng của ông vào phần tài sản chung của hai vợ chồng.
Những mong muốn của bố chồng bạn lúc sống chỉ có ý nghĩa cho các bên tự do thỏa thuận phù hợp ý chí của ông chứ không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Nếu các đồng thừa kế không thể tự thỏa thuận được thì di sản sẽ được chia theo pháp luật, do bố chồng bạn mất mà không để lại di chúc. Khi chia di sản thừa kế theo pháp luật,di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chồng bạn. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha, mẹ, con cái của người đã mất.
Như vậy, nếu khởi kiện chia thừa kế, người vợ hai này là một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chồng bạn, theo đó sẽ được chia một phần di sản.
Trong trường hợp đất có tranh chấp thì bạn phải tiến hành giải quyết tranh chấp thì mới được cấp sổ đỏ.
Khi đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức làbạn đãđược Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu.
Trong trường hợp bạn không làm sổ đỏ và di sản cũng chưa được chia cụ thể thì bà hai khôngđược tự do sử dụng đối với phần tài sản hai mảnh đất và mảnh đất tổ tiên. Trường hợpnhà của 2 em của bạn nằm trên phần đất di sản này, khi chia thừa kế thì các đồng thừa kế (các con đẻ của bố chồng bạn) sẽ thỏa thuận phân chia hợp lý, nếu không thỏa thuận được mà gây ảnh hưởng đến công trình trên đất của 2 người em thì các đồng thừa kế phải thỏa thuận đền bù hợp lý.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận