-->

Tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên

Hỏi: Bố mẹ em tổ chức đám cưới và chung sống với nhau từ năm 1990 nhưng không đăng ký kết hôn, hiện giờ có 4 người con, em sinh năm 1992 đã đi làm tự nuôi bản thân, 1 em sinh 1994 (đã lấy chồng và chuyển hộ khẩu ra nhà chồng), 1 em gái sinh năm 1999 đang học lớp 11 và 1 em trai sinh năm 2008 đang học lớp 2 hiện đang ở cùng ông bà nội và bố ở quê. Do bố mẹ em liên tục xảy ra mâu thuẫn, nên bố em thường xuyên đánh mẹ em từ khoảng năm 1995, mẹ em bỏ đi về nhà ngoại rồi lại về, nhưng mọi chuyện cứ tiếp tục như vậy và hiện giờ mẹ em bỏ nhà đi làm thuê được khoảng 5 tháng không dám về nhà nữa (vì bố dọa đánh rồi giết mặc dù gia đình đã họp và giải quyết rất nhiều lần nhưng không được). Bây giờ bố em muốn làm đơn li dị với mẹ để lấy vợ, mẹ em muốn được chia tài sản và muốn được quyền nuôi 2 em (nhưng mẹ không có nhà ở, chỉ đang đi làm thuê) liệu có được nuôi 2 em không ạ? nếu như mẹ em nuôi 2 em thì bố em có nghĩa vụ chu cấp cho 2 em nữa không? Nếu bố em cũng muốn nuôi 2 em thì sẽ dựa vào đâu để giải quyết vấn đề này? Còn em lớn rồi thì được quyền tự quyêt định theo ai đúng không? Và bố có bị xử lý hành chính vì việc đánh mẹ nếu ra tòa li dị mà nêu vấn đề đó ra không? (Thanh Hằng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Thứ nhất về chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn:

Căn cứ điểm b khoản 3 – Nghị quyết 35/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“3.Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thìcó nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệulực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn củaLuật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”

Như vậy theo điểm b khoản 3 nêu trên nếu thì bố mẹ bạn chung sống như vợ chồng từ sau năm 1990 đến nay thì nếu hai bên không đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn (kết hôn không có yếu tố nước ngoài) thì pháp luật không công nhận là vợ, chồng. Tức về bản chất, hai người không phải là vợ chồng, cho nên không phải thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định chung.

Ngoài yêu cầu cho ly hôn, nếu có yêu cầu về con hoặc tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết theo như quy định tại điều 14, 15 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ mà không đăng ký kết hôn

"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

+ Tranh chấp về quyền nuôi con:

Trong trường hợp này bố mẹ bạn chung sống như vợ chồng thì khi có tranh chấp về con sẽ được giải quyết như trường hợp lý hôn:

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con...”

Từ những quy định trên, có thể thấy: Em gái và em trai bạn đều đã hơn 7 tuổi nên khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con Tòa sẽ xét nguyện vọng của em bạn muốn ở cùng bố hay mẹ. Còn bạn đã trên 18 tuổi nên muốn ở với ai đó là ý chí của bạn.

+ Tranh chấp về tài sản:

Việc bố mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng không được công nhận là hôn nhân thực tế thì theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không có đăng kí kết hôn không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy, bố mẹ bạn không phải là vợ chồng nên không đặt ra vấn đề ly hôn trong trường hợp này. Đối với tài sản riêng của mỗi người thì tài sản của ai sẽ do người đó sở hữu. Việc giải quyết quan hệ tài sản giữa bố mẹ bạn sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Theo quy định tại hai Điều luật này thì việc giải quyết quan hệ tài sản chung của bố mẹ bạn cũng sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể việc chia tài sản chung của hai người sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 216 Bộ Luật Dân sự 2005:

“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Hoặc theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Dân sự 2005:

“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”

- Thứ hai, về cắn cứ xem xét ai có quyền nuôi con:

Nếu bố mẹ bạn không thỏa thuận được về việc nuôi con và có tranh chấp thì khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Như vậy, tuy hiện nay mẹ bạn không có nhà ở và chỉ đi làm thuê nhưng hai 2 bạn đã trên 7 tuổi nên tòa sẽ xét nguyện vọng của hai em bạn. Đông thời, mẹ bạn có thể chứng minh bố bạn không chăm sóc tốt cho các con và có hành vi đánh mẹ bạn... để tòa có thể xem xét khi giải quyết. Bởi vấn đề tài chính không phải là căn cứ để quyết định ai là người được quyền nuôi con. Tòa còn dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định nhằm mang lại cuộc sống tốt nhất cho đứa trẻ.

- Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng:

Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con...”

Như vậy, nếu mẹ bạn trực tiếp nuôi hai em bạn thì có thể yêu cầu bố bạn cấp dưỡng để nuôi dưỡng, chăm sóc hai em bạn đến khi đến khi đủ 18 tuổi. Hiện nay, bạn đã trên 18 tuổi nên bố mẹ bạn không có nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.

Thứ tư, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:

Bố bạn có hành vi đánh mẹ bạn từ năm 1995 tới nay và đã thực hiện nhiều lần và hiện nay mẹ bạn phải bỏ nhà đi làm ăn xa. Hành vi của bố bạn là vi phạm pháp luật và tùy thuộc vào mức độ thương tích mà bố bạn gây ra thì bố bạn có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự.

Tuy nhiên, khi ra Tòa giải quyết tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con thì tòa sẽ không tiến hành xử phạt hành chính luôn vì Tòa chỉ xem xét và giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu đó. Việc này đảm bảo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:

"1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.