-->

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi thực hiện hành vi chiếm đoạt hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, ...

Hỏi: Đề nghị luật sư tư vấn, trường hợp nào thì phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Khoản 1 Điều 125 Bộ luận Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm

Như vậy, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (bị coi là phạm tội) là hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác chiếm đoạt một cách công khai hoặc bí mật thư tín, điện tín, … của người khác.

Hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tín, điện thoại của người khác là dùng mọi thủ đoạn bị pháp luật cấm để nhận biết nội dung thông tin trong bức thư, điện thoại hay điện tín. Trong trường hợp này, về hình thức bên ngoài thư tín, điện tín có thể vẫn còn nguyên vẹn hoặc bí mật của cuộc điện thoại có vẻ vẫn an toàn nhưng trên thực tế toàn bộ thông tin trong đó đã bị bại lộ.

Tuy nhiên, để truy cứu TNHS người phạm tội, thì phải có thêm một điều kiện bắt buộc với chất là dấu hiệu định tội là người đó đã “bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Dấu hiệu “bị xử lý kỷ luật” là khi người phạm tội đã bị kỷ luật bằng một quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội về hành vi đó, còn dấu hiệu đã “bị xử phạt hành chính” là khi người phạm tội đã bị xử phạt do vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Người phạm tội này là người có năng lực TNHS và có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên

Người phạm tội này thực hiện tội phạm với dưới hình thức lỗi cố ý.

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt (cơ bản) là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Khung tăng nặng phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt từ từ ba tháng đến hai năm (khoản 2) và được áp dụng đối với: a) Có tổ chức; b)Lợi dụng chức vụ quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d)Gây hậu quả nghiệm trọng; đ)Tái phạm. Ngoài hình phạt chính nêu trên , người phạm tội còn có thể bị phạt từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến năm năm (khoản 3).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.