-->

Tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài được quy định như thế nào?

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng...

Hỏi: Tôi có của hàng bán thiết bị máy móc công nghiệp tôi có bán cho ông B một số máy móc khoảng 50.000.000 đồng. Ông B có thanh toán trước 20.000.000 đồng và hứa sẽ trả nốt 30.000.000 đồng khi chúng tôi mang hàng đến cơ sở của ông B. Khi chúng tôi mang hàng đến điểm hẹn thì ông B nói lý do hiện tại không thể chuẩn bị đủ số tiền hẹn mấy hôm nữa sẽ qua cửa hàng thanh toán nốt. Do chúng tôi tin tưởng vì ông B cũng đã mua máy móc của của hàng tôi mấy lần, tôi đồng ý cho ông B nợ. Nhưng đã gần năm nay ông B không trả nốt phần nợ còn lại, rất nhiều lần tôi gọi điện rồi hứa hẹn sẽ trả nhưng đều thất hứa. Trường hợp này tôi có thể kiện ông B ra tòa hay không? Tôi có thể đòi lại số tiền ông B nợ tôi hay không? (Nguyễn Tiến – Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Về thỏa thuận giao dịch giữa anh/chị và người mua hàng: Đây là giao dịch dân sự, trong đó anh/chị bán hàng hóa là máy móc công nghiệp cho ông B, theo thỏa thuận ông ta kia sẽ trả cho bạn 50 triệu đồng. Tuy nhiên, Ông B trả thiếu tiền, và cứ khất hẹn mãi. Trong trường hợp này, anh này đã có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản

Tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được nêu rõ như sau:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".

Xét trường hợp của anh/chị, khách hàng đó đã sử dụng hình thức mua bán tài sản để chiếm đoạt tài sản của anh/chị. Sau đó, hứa trả và đã khất hẹn lần này tới lần khác mà không chịu thanh toán. Do vậy, hành vi của khách hàng đó được xem là chiếm đoạt tài sản của người khác dưới hình thức mua bán tài sản rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Mặt khác, số tiền mà anh ta “lừa” được của anh/chị là 30 triệu đồng. Do vậy, hành vi khách hàng kia đã vi phạm vào khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản . Hành vi phạm tội của khách hàng kia có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Mức phạt cụ thể sẽ được Tòa án quyết định trong quá trình giải quyết của Tòa án.

Thủ tục khởi kiện:

Trước hết anh/chị hãy thu thập tất cả các hóa đơn, giấy tờ ( có thể sử dụng cả băng ghi âm ghi hình – nếu có) để làm chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của khách hàng đó. Anh/chị có thể nhờ sự can thiệp giải quyết của Tòa án như sau:

Theo quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp, anh/chị có thể gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi diễn ra sự việc đó hoặc nơi mà khách hàng đó cư trú. Hồ sơ của bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đơn khởi kiện;

- Các tài liệu liên quan tới vụ kiện ( các chứng cứ sử dụng để chứng minh: ví dụ như các hóa đơn, chứng từ liên quan tới giao dịch mua bán giữa bạn và khách hàng đó);

- Tài liệu về tư cách pháp lý của bạn ( bạn là người khởi kiện), của các đương sự và người có liên quan khác;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Về vấn đề án phí: theo quy định tại Điều 98, Điều 99 BLTTHS năm 2003; khoản 1, khoản 2 Điều 22 pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí thì bên bị kết án sẽ phải chịu án phí sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu trường hợp Tòa án tuyên bên kia bị vô tội thì bên bạn phải chịu án phí.

Do vậy, anh/chị cần chú ý khi thu thập những chứng cứ xác thực để chứng minh cho hành vi phạm tôi của khách hàng kia thì anh/chị sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho anh/chị.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.