-->

Thuận tình ly hôn nhưng chồng vắng mặt thì Tòa án giai quyết như thế nào?

Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;

Hỏi: Vợ chồng tôi hiện thuận tình ly hôn, có 02 con trai, các cháu đã có gia đình riêng. Tài sản chung chúng tôi tự thỏa thuận cho các con. Tôi là người đệ đơn ra tòa nhưng tôi đang làm ăn xa (Miền Nam), điều kiện đi về giải quyết ly hôn là khó khăn về cả tiền bạc và thời gian. Vậy xin cho tôi biết điều kiện cần để có được kết quả tòa xử cho ly hôn nhanh nhất, tôi không về có được không và nếu nhất thiết tôi phải có mặt thì thời gian bao lâu? (Hải Anh - Bình Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn".

Như vậy trường hợp của bạn là thuận tình ly hôn, Tòa án giải quyết dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.Bạn không trình bày rõ là trong trường hợp này, bạn vắng mặt tại giai đoạn nào khi Tòa án án thụ lý đơn kiện nên:

TH1:Vắng mặt trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

Căn cứ Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP:

“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,...) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

Như vậy khi bạn có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xết xử theo thủ tục chung, nếu trường hợp của bạn không rơi vào trường hợp tạm đình chỉ theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(Sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011).

TH2: Vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự:

Căn cứ khoản 3 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"3. Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên họp.Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ;nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm."

Như vậy, khi vợ bạn vắng mặt và có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt của vợ bạn.

Tuy nhiên với hai trường hợptrên thực tế thì giải quyết việc thuận tình ly hôn dựa trên sự tự nguyện của các bên mà khi một bên vắng mặt thì để Tòa án giải quyết vắng mặt thì sẽ rất khó khăn, vì vậy để được giải quyết vắng mặt vợ bạn thì bạn cần làm thủ tục ly hôn đơn phương để Tòa án giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.