-->

Thuận tình ly hôn, có phải hòa giải không?

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hỏi: Trường hợp vợ chồng chúng tôi thuận tình ly hôn. Đơn xin ly hôn trình bày rõ ràng các mục từ lí do ly hôn cho đến thỏa thuận nuôi con trợ cấp nuôi con, phân chia tài sản. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của chúng tôi có phải hoà giải hay không? Trường hợp một trong hai người không thể đến toà án để hoà giải thì có được giải quyết ly hôn hay không? (Huỳnh Khang - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hoàng Ngọc Ánh - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Về vấn đề ly hôn thuận tình có bắt buộc phải hòa giải không

Do anh (chị) không nói rõ là hòa giải tại Tòa án hay hòa giải tại cơ sở nên chúng tôi sẽ tư vấn cho anh (chị) như sau:

-Thứ nhất: nếu là hòa giải tại cơ sở thì theo quy định tại điều 52 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thủ tục trên không bắt buộc mà Nhà nước chỉ khuyến khích 2 bên vợ chồng thực hiện thủ tục này mà không cần 2 bên bắt buộc phải thực hiện qua thủ tục này việc ly hôn mới được giải quyết

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Theo quy định tại điều 54 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi Tòa án tiến hành thụ lý đơn ly hôn là một thủ tục bắt buộc không kể đó là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Cụ thể quy định như sau:

Điều 54 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (BLTTDS) quy định hòa giải tại Tòa án: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

2. Về việc 1 bên vợ hoặc chồng vắng mặt tại phiên hòa giải khi ly hôn sẽ giải quyết thế nào

Thủ tục hòa giải tại Tòa án sẽ tuân theo quy định tại BLTTDS. Cụ thể thủ tục hòa giải sẽ tuân thủ theo nguyên tắc sau tại Điều 180 BLTTDS: “1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này. 2. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.

Điều 181. Những vụ án dân sự không được hoà giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.

Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được: “1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng. 3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự”.

Theo quy định trên thì nếu như một bên vợ hoặc chồng vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng có lý do chính đáng hoặc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ việc hòa giải sẽ không thể tiến hành được. Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn sẽ tiến hành như bình thường theo đúng quy định của pháp luật vì theo quy định tại khoản 1 Điều 180 BLTTDS: "1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 (những vụ án dân sự không được hòa giải và Điều 182 những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được) của Bộ luật này".

Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu như việc vắng mặt của một bên vợ hoặc chồng thuộc hai trường hợp vắng mặt dẫn đến không thể tiến hành hòa giải được thì vụ án ly hôn vẫn sẽ được tiến hành bình thường.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.