-->

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn, kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.

Hỏi:Pháp luật quy định như thế nào về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới? Đề nghị Luật sư tư vấn. (Phạm Việt Phương - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sĩ, Luật sư Vũ Thái Hà -Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội- trả lời:

Điều 21, Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi (Nghị định 19) ghi rõ: Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn, kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp: a) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; b) Phiếu lý lịch tư pháp; c) Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó; d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; đ) Giấy khám sức khỏe; e) Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9cm x 12cm hoặc 10cm x 15cm.

Các giấy tờ này phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 2 bộ hồ sơ. Người nhận con nuôi phải nộp 2 bộ hồ sơ của mình, kèm theo 2 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho UBND cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; mỗi bộ hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi. Khi nộp hồ sơ, người nhận con nuôi phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã theo quy định tại khoản 1, Điều 40 của nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 9 của nghị định này và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 1 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 1 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo thủ tục quy định tại Điều 10 của nghị định này; trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì UBND cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi.

Đối với thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi được quy định tại Điều 22, Nghị định 19. Cụ thể như sau: Phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và các điều kiện theo quy định pháp luật của nước láng giềng. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước láng giềng; số bộ hồ sơ được lập theo quy định pháp luật của nước láng giềng. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận, nếu người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại UBND xã, nơi người đó thường trú.

Theo Báo Hà Nội Mới, ngày 08.12.2011

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đinh mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.