-->

Thủ tục mở cơ sở chế biến lâm sản trước khi đi vào hoạt động cần làm những gì?

Doanh nghiệp chế biến lâm sản cần lập hồ sơ thủ tục xin quy hoạch và xin cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản theo quy định tại Mục III Quyết định số 2375-NN-CBNLS/QĐ

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, một doanh nghiệp muốn mở 1 cơ sở chế biến lâm sản quy mô đầu tư dưới 1 tỷ thì cần làm những thủ tục gì trước khi vào hoạt động (dự kiến sẽ thuê đất của dân để làm mặt bằng sản xuất). (Ngọc Anh - Hưng Yên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo thông tin mà anh (chị) cung cấp thì doanh nghiệp của anh (chị) muốn mở mộtcơ sở chế biến lâm sản quy mô đầu tư dưới 1 tỷ, trước khi đi vào hoạt động cần thực hiệnnhững thủ tục sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp của anh (chị) cần lập hồ sơ thủ tục xin quy hoạch và xin cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản theo quy định tại Mục III Quyết định số 2375-NN-CBNLS/QĐ về việc ban hành quy chế về việc xét duyệt quy hoạch mạng lưới và cấp giấy phép chế biến gỗ, lâm sản khác cho các doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành, cụ thể:

- Thủ tục, hồ sơ xin xét duyệt:

Thủ tục: Doanh nghiệp đóng tại địa phương nào gửi hồ sơ xin cấp giấy phép cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn địa phương đó. Các doanh nghiệp do các Bộ, Ngành ra quyết định thành lập còn phải gửi hồ sơ cho Bộ, Ngành chủ quản để tổng hợp và sau đó gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét khi phê duyệt. Doanh nghiệp đặt địa điểm sản xuất ở nhiều tỉnh, thành phố, lấy địa điểm đặt trụ sở chính để lập hồ sơ xin cấp giấy phép cho doanh nghiệp, còn các cơ sở sản xuất ở địa điểm khác phải được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại đồng ý đưa vào quy hoạch trên địa bàn.

Hồ sơ: Hồ sơ xin phê duyệt quy hoạch gồm: Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin duyệt quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn. Phương án sắp xếp quy hoạch, và bản thống kê tổng hợp các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản trong và ngoài quốc doanh của địa phương, các Bộ, Ngành TW, các địa phương khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn.

Hồ sơ của các doanh nghiệp phải làm gồm: Đơn xin giấy phép chế biến gỗ và lâm sản. Danh mục máy móc thiết bị (Tên, kỹ mã hiệu, năm sản xuất, nước sản xuất, tình trạng chất lượng % so với mới).Danh sách cán bộ, kỹ thuật và công nhận bậc 4 trở lên về chế biến gỗ, lâm sản. Giấy phép chế biến gỗ lâm sản cũ (nếu có). Bản sao: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Giấy đăng ký kinh doanh. Giấy đăng ký kinh doanh - xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có). Giấy xác nhận về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền.

Bản thuyết minh giải trình các nội dung sau: Công suất thiết kế, cơ cấu sản phẩm, sản lượng hàng năm. Nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu (gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng hoặc gỗ nhập khẩu). Các giải pháp bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

Công ty của anh (chị) còn dự kiến sẽ thuê đất của dân để làm mặt bằng sản xuất thì hai bên sẽ phải cũng thỏa thuận để cùng xác lập một hợp đồng cho thuê quyền sử dụngđất. Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất phải đượccông chứng hoặc chứng thực theo quy định của luật đất đai:Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.