-->

Thủ tục đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp năm 2017

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để biết thêm thông tin về thủ tục đăng kí nhãn hiệu, quý khách xin vui lòng liên hệ đường dây 19006198

Hỏi: Công ty tôi vừa cho ra mắt một sản phẩm mới. Bây giờ chúng tôi muốn đăng kí bảo hộ cho nhãn hiệu sản phẩm này của mình nhưng chưa biết trình tự thủ tục ra sao. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa. (Quốc Trường - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Đoàn Thị Bích- Tổ tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest- Trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh hỏi, chúng tôi xin được trích dẫn quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009( Luật SHTT) như sau:

“ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

1. Điều kiện để nhãn hộ được bảo hộ:

Theo điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu như sau:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng kí nhãn hiệu: Cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

3. Thủ tục đăng kí nhãn hiệu

Người muốn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp hồ sơ đăng kí nhãn hiệu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký

- 9 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)

- Giấy ủy quyền nộp đơn (01 bản) nếu không trực tiếp đi nộp được tại Cục sở hữu trí tuệ

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt( tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản).

3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu:

Theo quy định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, anh nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

4. Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

- Thẩm định hình thức (1-2 tháng),

- Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);

- Thẩm định nội dung (9-12 tháng);

- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Như vậy, ban đầu anh cần chuẩn bị bộ hồ sơ như chúng tôi đã cung cấp ở trên rồi nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.