-->

Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi mới nhất năm 2017

Trong trường hợp của gia đình chị, bố mẹ chị và con nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi căn cứ vào việc con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Hỏi: Bố mẹ tôi đã nhận anh trai nuôi của tôi về làm con nuôi cách đây 14 năm ở trại trẻ mồ côi. Hiện nay anh ấy cũng đã 20 tuổi. Mới đây anh ấy đã tìm lại được mẹ ruột của mình, bà ấy cũng đề nghị với bố mẹ tôi cho anh ấy về ở cùng với bà ấy để bà ấy bù đắp khoảng thời gian xa cách giữa hai mẹ con. Bố mẹ tôi và anh tôi cũng đồng ý chấm dứt việc nuôi con nuôi này. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được thực hiện như thế nào? (Nguyễn Xuân - Hải Phòng)
h

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198



Theo quy định tại Luật nuôi con nuôi năm 2010, có một số trường hợp sẽ dẫn tới chấm dứt việc nuôi con nuôi, Điều 25 có quy định:

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm các điều bị cấm khi nuôi con nuôi, được quy định tại Điều 13 của luật này.

Do vậy trong trường hợp của gia đình chị, bố mẹ chị và con nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi căn cứ vào việc con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.


Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Thứ ba, các bước tiến hành giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi tại tòa án:

Khi muốn giải quyết việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, người nuôi con nuôi thực hiện các thủ tục được quy định theo thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Thủ tục gồm các bước sau:

Bước 1 : Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền ( đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi). Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có) : Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, bố mẹ của chị cần làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi tại Tòa án cấp huyện nơi bố mẹ chị đang cư trú/ làm việc để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].