-->

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định về đất đai, trong đó bao gồm nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

1. Đối tượng xử phạt

Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 2 nghị định số 102/2014/NĐ-CP về đối tượng xử phạt:

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này: (i) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân), (ii) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức); (iii) Cơ sở tôn giáo.

Tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Luật gia Trần Minh Ngọc - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Trần Minh Ngọc - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaicủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Khoản 1 Điều 31 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

(i) Phạt cảnh cáo;(ii) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; (iii) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; (iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: (v) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaicủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Được quy định tại Khoản 2 Điều 31, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

(i) Phạt cảnh cáo; (ii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; (iii)Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; (iv) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; (v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaicủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 31, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

(i) Phạt cảnh cáo; (ii) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; (iii) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; (iv) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chinh; (v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.