-->

Tham gia giao thông đúng luật có phải bồi thường thiệt hại?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

Hỏi: Người tham gia giao thông đúng đường, làn đường, đúng luật đâm phải người tham gia giao thông cố tình đi ngược chiều trên đường cao tốc, đường cấm đi ngược chiều... thì bản thân người tham gia giao thông đúng luật có phải bồi thường thiệt không? Quy định cụ thể thế nào? (Lan Nhi - Thái Nguyên)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Trúc - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) có quy định: "Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định".

Điểm b Khoản 1 Mục III Nghị quyết số 03/2006 có quy định như sau: "b) Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật".
Theo quy định của pháp luật dân sự, người gây thiệt hại trong trường hợp lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý thì đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp anh (chị) nêu, tuy việc đâm phải người tham gia giao thông không phải do lỗi cố ý củaanh (chị), tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn có thể phát sinh nếu gây ra thiệt hại cho phía bên kia. Bởi việcanh (chị)nêu là đúng đường, làn đường, đúng luật, có nghĩa là về phía chủ quan thìanh (chị)có thể không có lỗi, nhưng về mặt khách quan, phương tiện giao thông là một nguồn nguy hiểm cao độ, và khi xảy ra những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ này gây ra thì người chủ phương tiện vẫn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự.

Do vậy, trong tình huống này, chúng tôi có thể đưa ra hai giả định:

Thứ nhất, bạn gây ra thiệt hại và lỗi của bạn là lỗi vô ý

Vô ý gây thiệt hại được hiểu là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Nếu như thực tế xác định lỗi của bạn là lỗi vô ý thì bạn sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 307 BLDS có quy định như sau:

“1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.

Như vậy, để xác định cụ thể mức bồi thường thì cần phụ thuộc vào thực tế mức thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra cho phía bên kia.Còn đối với người tham gia giao thông cố tình đi ngược chiều trên đường cao tốc, đường cấm đi ngược chiều thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm luật giao thông của họ. Nhưng nghĩa vụ hành chính đó sẽ độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại.

Thứ hai, nếu như anh (chị) gây ra thiệt hại nhưng lỗi được xác định làhoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.

Trường hợp này,anh (chị)không phải bồi thường. Tuy trong luật có quy định người chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nhưng pháp luật cũng đã loại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.Vì thế, việc xác định lỗi trên thực tế trong trường hợp củaanh (chị)là rất quan trọng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.