-->

Thắc mắc về việc thành lập công ty TNHH nhận vốn đầu tư nước ngoài

Người nước ngoài có ý định cùng bỏ vốn đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hỏi: Tôi có 4 người bạn nước ngoài, họ muốn mở một quán ăn ở TP.HCM, quán ăn nhỏ thôi, dự định là thuê nhà khoảng 4m*15m để mở quán với tổng số vốn đầu tư khoảng 150.000 - 200.000 USD thì tôi có mấy vấn đề sau nhờ luật sư tư vấn:

1.Nếu thành lập với 4 thành viên nước ngoài (100% vốn nước ngoài) thì phải thành lập loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên với 100% vốn nước ngoài. Như vậy thì phải xin giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh. Liệu như vậy có quá phức tạp đối với một quán ăn nhỏ như vậy không và phần hạch toán kế toán để báo thuế cũng quá khó không đối với ngành ăn uống khi đầu vào và đầu ra không đầy đủ?

2.Nếu thành lập với 5 thành viên trong đó có 4 thành viên nước ngoài chiếm 90% vốn và 1 thành viên người Việt Nam chiếm 10% vốn thì thủ tục thành lập có gì khác không?

3.Khi ngành nghề ăn uống không có đầy đủ chứng từ đầu vào thì phần đăng ký thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ dễ dàng hơn là theo phương pháp khấu trừ. Như vậy với loại hình đăng ký ở phần 1 hoặc phần 2 có ảnh hưởng gì tới phương pháp đăng ký thuế không?(Hà Cư - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1.Nếu thành lập với 4 thành viên nước ngoài (100% vốn nước ngoài) thì phải thành lập loại hình công tyTNHH 2 thành viên trở lên với 100% vốn nước ngoài. Như vậy thì phải xin giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh. Liệu như vậy có quá phức tạp đối với một quán ăn nhỏ như vậy không và phần hạch toán kế toán để báo thuế cũng quá khó không đối với ngành ăn uống khi đầu vào và đầu ra không đầy đủ ?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 36 Luật Đầu tư năm 2013:

"Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này."

Khoản Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2014 quy định:

"Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên."

Như vậy người nước ngoài có ý định cùng bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không đề cập đến việc quy mô của hoạt động đầu tư này nên kể cả bạn của bạn là người nước ngoài muốn mở một quán ăn nhỏ thôi cũng cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, trên thực tế thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ nếu bạn có thắc mắc về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận có thể liện hệ với chúng tôi tư vấntrực tiếp qua tổng đài.

Đối với vấn đề hạch toán thuế đối với nhà hàng ăn uống có vốn đầu tư 100% nước ngoài sẽ như sau:

Theo ý bạn hỏi chúng tôi xác định bạn đang hướng đến thuế giá trị gia tăng, căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ ăn uống sẽ tính thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng phụ thuộc và lựa chọn của doanh nghiệp chứ không có quy định bắt buộc về phương pháp tính thuế VAT với dịch vụ ăn uống. Việc hạch toán thuế dựa trên hóa đơn chứng từ sẽ được cơ quan thuế hướng dẫn và trên thực tế cũng không phức tạp khó khăn như bạn nghĩ.

"Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế

1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;

b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.

2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế."

"Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;

b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;

b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý."

2.Nếu thành lập với 5 thành viên trong đó có 4 thành viên nước ngoài chiếm 90% vốn và 1 thành viên người Việt Nam chiếm 10% vốn thì thủ tục thành lập có gì khác không?

Căn cứ theo Điều 24,25 của Luật Đầu tư năm 2013 quy định vềtổ chức nước ngoài có thể liên doanh với cá nhân và/hoặc tổ chức trong nước để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cồ phần. Vậy với trường hợp trên bạn sẽ cùng với bạn của mình thành lập doanh nghiệp với tỉ lệ vốn góp 90% nước ngoài và 10% trong nước sẽ căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tưthì vẫn phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và trình tự đăng kí đầu tư không có khác biệt đáng kể so với đầu tư có 100% vốn nước ngoài. Trình tự thủ tục thực hiện đầu tưđược quy định tại Điều 22nghị định 118/2015/NĐ-CP.

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

"Điều 22. Trình tự thực hiện dự án đầu tư

1.Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:

a)Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;

b)Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 44 Nghị định này đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;

c)Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

d)Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có)."

Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư :

Thẩm quyền thuộc về sở kế hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính theo khoản 3 Điều 28 nghị định 118/2015/NĐ-CP.

"Điều 28. Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3.Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a)Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;",

Trình tự : Căn cứ theo Điều 29 nghị định 118/2015/NĐ-CP.

"Điều 29. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

1.Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

2.Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3.Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a)Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

b)Dự án đầu tư đáp ứngđiều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có)."

3.Khi ngành nghề ăn uống không có đầy đủ chứng từ đầu vào thì phần đăng ký thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ dễ dàng hơn là theo phương pháp khấu trừ. Như vậy với loại hình đăng ký ở phần 1 hoặc phần 2 có ảnh hưởng gì tới phương pháp đăng ký thuế không?

Phương pháp tính thuế sẽ dựa trên mặt hàng mà bạn kinh doanh là dịch vụ ăn uống nên hình thức kinh doanh sẽ không ảnh hướng tới phương pháp tính thuế thuế GTGT trong trường hợp này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.