-->

Tài sản chung của vợ chồng chia như thế nào?

Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí nêu trên, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp.

Hỏi: Chú của cháu ly hôn vợ từ tháng 09/2011 tại TAND tỉnh, tài sản tự thỏa thuận không phân chia tại tòa. Hai người có hai con chung, con lớn (19/6/1995), con nhỏ (20/1/2003), khi ly hôn người vợ giành quyền nuôi 2 con và không yêu cầu trợ cấp. Thấy vậy chú của cháu mới để ngôi nhà chung của hai vợ chồng cho hai đứa con ở, bản thân ra ngoài ở không lấy bất cứ tài sản gì. Khi đứa con gái lớn 18 tuổi, lập gia đình riêng và ra ngoài sống, còn lại con gái nhỏ sống với mẹ. Tuy nhiên, người vợ cưới chồng mới (khoảng 1 năm nay) và về nhà sống chung, không chăm lo cho con gái nhỏ, thường xuyên đánh mắng và không cho vào nhà. Bây giờ người vợ không muốn nuôi con nữa, nhưng lại có ý định không muốn chia tài sản mà giao con cho chú của cháu nuôi thôi. Cuối năm 2015, người vợ tự ý đi làm sổ hộ khẩu và tách tên của chú ra, bây giờ chỉ có tên người vợ và hai đứa con gái. Chú của cháu sẽ nhận nuôi con gái nhỏ nhưng muốn chia tài sản để lấy phần đó nuôi con. Xin luật sư tư vấn giúp chú của cháu nên làm những thủ tục như thế nào? Thời gian giải quyết mất bao nhiêu thời gian? Mức phí lo mọi thủ tục khoảng bao nhiêu (vì chú đang rất khó khăn)? Và như vậy thì chú có được nhận một nửa tài sản chung là ½ căn nhà hay không? Vì người vợ nói là trong đó có phần của cha cô ấy cho nên phải trừ ra.(Đặng Nhật Trường - Ninh Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Minh Châu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khi giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án Nhân dân quận, huyện nơi có bất động sản là tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ cần thiết:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu)

- Các tài liệu liên quan đến vụ kiện (giấy tờ nhà, đất, hợp đồng..

- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao chứng thực) nếu là cá nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Các mức phí: 1/ Án phí 200.000 đồng (chú anh (chị) phải nộp);2/ Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí nêu trên, các đương sự (ở đây là vợ chồng chú của anh (chị)) còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp (ngôi nhà chung của vợ chồng chú của anh (chị)) như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng: Giá trị tài sản có tranh chấp: Mức án phí: a/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ 4.000.000 đồng trở xuống. Mức án phí: 200.000 đồng; b/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. Mức án phí: 5% giá trị tài sản có tranh chấp; c/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. Mức án phí: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng; d/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000. Mức án phí: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng; e/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng. Mức án phí: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng; f/ Giá trị tài sản có tranh chấp: Từ trên 4.000.000.000 đồng. Mức án phí: 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Vì anh (chị) không đưa ra giá trị cụ thể của căn nhà chung, nên chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cho anh (chị) dễ hình dung: Vợ chồng chú của anh (chị) tranh chấp ngôi nhà chung có giá trị 500.000.000 đồng. Tòa án quyết định mỗi người được hưởng 1/2 giá trị ngôi nhà, thì mức án phí mỗi người phải nộp là: 5% x 250.000.000 = 12.500.000 đồng

Thời gian giải quyết:Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đối với vấn đề chia ngôi nhà chung của vợ chồng chú của anh (chị), theo tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình, nguyên tắc sẽ là chia đôi, tuy nhiên có sự xem xét đến công sức đóng góp của mỗi người. Nói cách khác, nếu chú của anh (chị) đưa ra căn cứ chứng minh cho sự đóng góp của mình nhiều hơn vào khối tài sản chung đó thì Tòa án trên cơ sở đó sẽ xem xét quyền lợi cho chú anh (chị) nhiều hơn.

Việc người vợ của chú anh (chị) nói là trong đó có phần của cha cô ấy thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cô này. Vợ của chú anh (chị) phải có nghĩa vụ đưa ra được các bằng chứng, giấy tờ chứng minh ngôi nhà chung có phần của cha cô ấy.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.