-->

Sinh con theo phương pháp sinh nở “thuận tự nhiên” có trái luật?

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế khuyến cáo rằng, khi một bà mẹ sinh con thì có những tai biến sản khoa có thể xảy ra, thậm chí có thể tử vong như: băng huyết sau sinh, vỡ tử cung, uốn ván dây rốn, tiền sản giật, nhiễm khuẩn sau sinh…

Hỏi: Gần đây, mạng xã hội đang lan truyền thông tin về trường hợp thai nhi tử vong do sinh tại nhà theo phương pháp sinh nở tự nhiên. Nếu sự việc trên là có thật, đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp sản phụ sinh con theo phương pháp này làm thai nhi tử vong có vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh hay phạm tội nào khác hay không? (Hoàng Nguyên - TP. Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên sinh (Lotus birth) là phương pháp sinh nở “thuận tự nhiên” với tiêu chí không cắt dây rốn của bé sau sinh mà để rụng tự nhiên. Theo đó, sau khi sinh tự nhiên, dây rốn gắn liền rốn và nhau thai của bé không bị kẹp hoặc cắt đi, em bé ngay lập tức được đặt lên ngực/bụng của người mẹ.

Nhau thai được để trong bát hoặc bọc bằng khăn ướt, đặt gần mẹ và trẻ để tránh sự liên kết giữa mẹ và con xảy ra bất trắc trong khoảng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, nhau thai được bảo quản bằng cách rửa, sấy khô, sử dụng chất bảo quản và đặt gần em bé. Sau vài ngày (thường 3-10 ngày), dây rốn sẽ rụng khỏi bụng em bé, phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí.

Tại Việt Nam, gần đây mạng xã hội từng chia sẻ thông tin về một sản phụ ở Hưng Yên tự đỡ đẻ tại nhà. Theo như chia sẻ, người mẹ này ăn chay trong suốt thai kỳ và chị đã tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Sau khi chào đời 30 phút, bé đã tự biết tìm đến ti mẹ. Đặc biệt, em bé không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng. Sau 6 ngày, dây rốn của em bé tự rụng và được khen là rốn rất đẹp. Người khởi xướng cho phong trào này được coi là một chuyên gia về sữa mẹ. Tiếp đó, mạng xã hội xuất hiện thông tin: một sản phụ đã tham gia một lớp tập huấn về sinh con thuận tự nhiên với chi phí 15 triệu đồng. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ kiệt sức, con bị ngạt không được sơ cấp cứu kịp thời nên cả hai mẹ con bị tử vong.

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế khuyến cáo rằng, khi một bà mẹ sinh con thì có những tai biến sản khoa có thể xảy ra, thậm chí có thể tử vong như: băng huyết sau sinh, vỡ tử cung, uốn ván dây rốn, tiền sản giật, nhiễm khuẩn sau sinh… Với những rủi ro trên, sinh con theo phương pháp tự nhiên là hoạt động có tính chất nguy hiểm cao, cả cho mẹ và con, không nên được khuyến khích thực hiện.
Đối với câu hỏi hành vi của người mẹ khi tự thực hiện việc sinh con có vi phạm pháp luật hay không, theo tôi cần cân nhắc cẩn trọng.

Pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc người mẹ phải sinh con tại các cơ sở y tế, hoặc bắt buộc phải có trợ giúp của nhân viên y tế. Vậy thì “sinh con tự nhiên” như cơ quan báo chí, truyền thông và mạng xã hội nêu, theo quan điểm cá nhân tôi không phải hành vi vi phạm pháp luật. Giả thiết có hậu quả chết con mới đẻ, thì người mẹ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc vô ý làm chết người (bởi không vi phạm điều cấm của pháp luật).

Có ý kiến cho rằng, hành vi sinh con tự nhiên là vi phạm quy định về khám chữa bệnh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xác định là tội phạm. Quan điểm này không chính xác, Bởi, đây là quyền của người mẹ, sản phụ tự thực hiện hoạt động sinh nở đối với chính bản thân sản phụ, không thực hiện đối với người khác. Do đó đây không phải là hoạt động hành nghề của một tổ chức hay một cơ sở khám chữa bệnh nào thực hiện. Không vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, tôi đồng ý với khuyến cáo của chuyên gia y tế: việc này có nguy cơ rủi ro cao. Trường hợp này, nếu thấy cần thiết hạn chế hoặc ngăn chặn trào lưu này bằng luật, trước hết Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể (cấm, hoặc quy định điều kiện áp dụng cụ thể khi người mẹ muốn áp dụng phương pháp “sinh con tự nhiên”).

Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện tuyên truyền nhằm hạn chế tối đa tình trạng đẻ tại nhà hoặc tự đỡ đẻ, cũng như đẩy mạnh tuyên truyền vận động đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].