Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hỏi: Công ty tôi có trường hợp người lao động hết hạn hợp đồng ngày 30.06.2015, do hiện nay công ty đang tinh giảm biên chế nên giám đốc công ty yêu cầu làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 15.07.2015 và không tiếp tục giao kết hợp đồng nữa. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty tôi làm như vậy có đúng luật lao động không? Trước đây tôi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, hợp đồng lao động của tôi là không xác định thời hạn. Sau này công ty tôi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn góp của nhà nước dưới 49%, khi chuyển sang mô hình mới, công ty ký lại hợp đồng lao động của tôi là xác định thời hạn 12 tháng. (Trần Thị Thơm - Phú Thọ)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam thì việc công ty anh (chị) ký lại hợp đồng như vậy không trái pháp luật. Tuy nhiên, việc ký kết phải đảm bảo nguyên tắc được ghi nhận trong Bộ luật Lao động năm như sau: “Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội” (Điều 17).
Theo đó, việc ký kết giữa anh (chị) và công ty phải có sự tự nguyện, bàn bạc, thống nhất ý chí giữa hai bên. Mọi hành vi ký kết hợp đồng do bị ép buộc đều dẫn việc hợp đồng lao động vô hiệu
Về việc công ty không tiếp tục giao kết hợp đồng
Theo thông tin anh (chị) cung cấp, có thể hiểu là công ty anh (chị) có sự thay đổi cơ cấu, dẫn đến việc giảm biên chế trong công ty. Trường hợp này quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: “Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: 1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.
Như vậy, việc công ty giảm biên chế là đúng pháp luật lao động vì không thuộc vào trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên trong trường hợp này, công ty phải có phương án sử dụng lao động và phải trả trợ cấp mất việc làm cho anh (chị) Điều 49 Bộ luật lao động 2012 nếu như không thể giải quyết việc làm mới cho anh (chị).
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận