-->

Sa thải bằng miệng và không trả tiền lương, giải quyết thế nào?

Người sử dụng lao động chỉ được trả lương chậm trong những trường hợp đặc biệt, nhưng không quá một tháng và phải đền bù cho người lao động.

Hỏi: Công ty em làm có trụ sở chính tại Đà Nẵng có chi nhánh tại Hà Nội, ngành nghề kinh doanh là sản xuất phần mềm. Công ty nợ lương em từ tháng trước đến nay vẫn chưa trả đủ. Công ty sa thải em mà không có văn bản nào, chỉ nói miệng với lý do là không có dự án phù hợp. Như vậy, cách giải quyết như thế nào? (Viễn Dương - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: Việc chậm trả lương của Ban Giám đốc công ty bạn là vi phạm quy định của pháp luật lao động về tiền lương. Bộ luật lao động 2012 tại Điều 59 đã quy định rõ người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc: “Người sử dụng lao động chỉ được trả lương chậm trong những trường hợp đặc biệt là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không khắc phục được thì được phép trả lương chậm, nhưng không quá một tháng và phải đền bù cho người lao động như sau: 1. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày, thì không phải đền bù; 2. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, thì phải đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch công bố tại thời điểm trả lương”.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì Công ty của bạn không thuộc trường hợp đặc biệt để chậm trả lương nên bạn sẽ được đền bù một khoản tiền theo khoản 2 điều 59 nêu ở trên.

Thứ 2: Về quyết định sa thải

Quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động: Việc sa thải đúng luật là Doanh nghiệp phải chứng minh được lỗi là của người lao động một cách khách quan, chính xác thông qua cuộc họp xử lý vi phạm pháp luật giữa người lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở. Biên bản cuộc họp này sẽ có chữ ký của người lao động vi phạm, công đoàn cơ sở, người đại diện doanh nghiệp. Quyết định sa thải phải rõ ràng, chi tiết cả về hình thức lẫn nội dung như căn cứ xét kỷ luật sa thải, ngày giờ ra quyết định, tên tuổi, chức vụ, người vi phạm, hành vi vi phạm… Sau khi sa thải, công ty bạn phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.

Trong trường hợp của bạn: công ty đã không làm đúng theo quy định nên việc sa thải của công ty đối với bạn là trái pháp luật do đó mà quyết định sa thải bạn sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Như vậy để khởi kiện người sử dụng lao động về hanh vi vi phạm về nguyên tắc bạn cần chứng minh được có quan hệ lao động ở đây. Tồn tại quan hệ lao động thì sẽ kéo theo vi phạm và xử lý vi phạm.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.