Quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lí, hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội.
Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Với vai trò là chủ thể quản lí hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay bác bỏ đề nghị xin thành lập tổ chức xã hội đồng thời có quyền chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định, tổ chức xã hội chịu sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển (Đíều3, Điều 27 Nghị định của Chính phủ số 88/2003/ NĐ-CP ngày 30/7/2003 về tổ chức hoạt động và quản lí hội). Ngược lại, các tổ chức xă hội cũng có những quyền nhất định đôi với các cơ quan nhà nước, đó là được các cơ quan nhà nước đảm bảo về pháp lí cho sự tồn tại và phát triển, một số tổ chức được nhận sự giúp đỡ về tài chính tạo điều kiện thuậr lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình, được đề cử giới thiệu thành viên của tổ chức tham gia vào các vị trí trong cơ quan nhà nước...
Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước tùy thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thống chính trị.
Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đường lối lãnh đạo của Đảng được Nhà nước thể chế thành pháp luật. Đảng cộng sản Việt Nam có quyền giới thiệu các đảng viên ưu tú vào các cơ quan nhà nước, ở vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức của Đảng và các đảng viên có nghĩa vụ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Các tổ chức xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh v.v. cũng có quyền giới thiệu thành viên của mình ra ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; những cán bộ chủ chốt của tổ chức xã hội có thể được Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong cơ quan nhà nước.
Đặc biệt đổi với tổ chức công đoàn - tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của người lao động, pháp luật cho phép cống đoàn được quyền phối hợp với cơ quan nhà nước để quản lí bảo hiểm xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đại diện công đoàn là thành viên trong hội đồng xét kỉ luật đối với cán bộ, công chức. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được nhà nước giao quyền quản lí Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động, có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan nhà nước có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nước chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn trả lương nhưng vẫn được hưởng các quyền lợi về khen thưỏng, nhà ở, phúc lợi xã hội khác của đơn vị mà cán bộ công đoàn đó làm việc. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp như trung tâm trọng tài, đoàn luật sư được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ trong hoạt động nghề nghiệp.
Một số tổ chức xã hội được Nhà nước tài trợ một phần kinh phí hoạt động như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên...
Các tổ chức tự quản được thành lập ớ các cấp cũng được các cơ quan nhà nước hữu quan giúp đỡ về vật chất và nghiệp vụ, ví dụ: Tổ chức thanh tra nhân dân được ủy ban nhân dân xã, phường, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện cần thiết để hoạt động như chỗ làm việc, kinh phí hoạt động... Các cơ quan thanh tra nhà nước hướng dẫn về nghiệp vụ cho các tổ chức thanh tra nhân dân hoặc tổ hòa giải cũng được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để hoạt động, cụ thể được ban tư pháp xã, phường cung cấp tài liệu, sách báo pháp lí, ủy ban nhân dân giúp đỡ về kinh phí.
Phần lớn các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước hoặc do Nhà nước cho phép thành lập, hoạt động đã là mối liên hệ khãng khít giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận