-->

Quy định về xử phạt khi vi phạm chế độ một vợ một chồng

Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn.

Hỏi: Tôi xin hỏi về vấn đề ly hôn của bố mẹ tôi. 7 năm trước bố tôi ngoại tình và có con riêng với côgái bán bia chỉ 16t nhưng mẹ tôi tha thứ và đem đứa bé về nuôi, trên giấy khai sinh là con bố mẹ tôi. Nhưng gần đây mẹ tôi phát hiện bố tôi vẫn lén lút quan hệ với 1 người phụ nữakhác đã gần 10 năm. Mẹ tôi tức giận bỏ sang nhà khác gần 3 tháng và gần đây về nhà cũ lấy đồ thì phát hiện bố tôi dẫn một người đàn bà về nhà ở đã hơn 1 tuần. Có nhân chứng là người giúp việc và em trai tôi 7t. Oái oăm làngười phụ nữ mới kia là cô giáo dạy cấp 1 của em tôi. Trong trường hợp này tôi xin hỏi là có thể kiện bố tôi và ngườiphụ nữakiatội phá hoại hôn nhân gia đình ko? Trong trường hợp ly hôn thì tài sản phân chia ra sao? Mẹ tôi vất vả làm ăn 3 mấy năm nay còn bố tôi chỉ cờ bạc rượu chè trai gái, hoàn toàn phó mặc chuyện làm ăn chăm sóc con cái cho mẹ tôi. Ngay cả thằng bé ko phải con mẹ tôi nhưng mẹ vẫn thương như con ruột vàchăm sóc hết mực. Còn người phụ nữa kia làm cô giáo nhưng đạo đức để đâu khi dám ngang nhiên vào nhà ở khi vợ chồng vẫn chưa hề ly hôn, người đócòn nói em tôi khôngphải con ruột của mẹ tôi và yêu cầu bố tôi ly hôn để cưới cô ta. Thêm 1 chi tiết la cô ta vừa lấy chồng cuối tháng 4 chưa rõ ly hôn chưa. Xin luật sư tư vấn về phương pháp giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mẹ tôi? (Vĩnh Biệt - Hải Phòng)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Thứ nhất, về hành vi ngoại tình của bố bạn và sống chung như vợ chồng với người kia thì bố bạn và người kia có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CPquy định về vi phạm hành chính về Tư pháp, hôn nhân gia đình quy định về hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn như sau:

"Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác".


Bố bạn và người phụ nữ kia cũng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 147 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

"Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".


Thứ hai, trong trường hợp ly hôn thì phải xác định tài sản chung và tài sản riêng của bố mẹ bạn. Việc xác định tài sản chung và tài sản riêng bạn có thể tham khảo quy định tại điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.


Theo đó, khi ly hôn tài sản của bố mẹ bạn sẽ chia theo nguyên tắc quy định tại điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".


Bạn có thể tham khảo quy định của pháp luật để có thể giúp mẹ bạn đưa ra quyết định và cách thức giải quyết phù hợp.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng chomọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.