-->

Quy định về kế toán trưởng trong các doanh nghiệp, những lưu ý quan trọng

Theo quy định pháp luật về Kế toán, mọi doanh nghiệp đều phải có người phụ trách kế toán.

Kế toán trưởng là chức danh đương nhiên phải có theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, mọi doanh nghiệp đều phải có Kế toán trưởng

Tất cả các doanh nghiệp (gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân), trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, thuộc mọi thành phần kinh tế; chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đều phải có người phụ trách kế toán. Trường hợp chưa bổ nhiệm được ngay Kế toán trưởng thì phải bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm Kế toán trưởng. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này doanh nghiệp phải bố trí người làm Kế toán trưởng, cụ thể:

"1- Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán; 2- Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ". (Điều 49 Luật Kế toán năm 2015);

"1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng." (khoản 1 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán)

Riêng các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí Kế toán trưởng, cụ thể: "b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng". (điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán)

Thứ hai, kế toán trưởng không phải là trưởng phòng

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định, Kế toán trưởng có phải là người quản lý công ty hay không là theo quy định của Điều lệ công ty. Riêng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định, Kế toán trưởng là người điều hành tổ chức tín dụng. Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định, việc miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưởng do Điều lệ công ty quy định. Quy định này có thể hiểu theo hai cách khác nhau.

Thứ nhất, các trường hợp và thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưởng phải được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty giông như đốì với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Thứ hai, việc miễn nhiệm, cách chức Kế toán trưởng cũng như các chức danh quản lý khác chỉ cần Điều lệ chỉ ra là thuộc thẩm quyền của cơ quan, chức danh nào trong công ty. Hiểu theo cách thứ hai là hợp lý hơn.

Việc thay đổi Kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp nhà nước thì phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty trong thời hạn 36 giờ.Kế toán trưỏng phải ký tên trong các văn bản tài liệu như Sổ kế toán, Báo cáo tài chính của công ty.

Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp. Kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nưốc còn có thêm nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của công ty giám sát tài chính tại công ty.

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp và chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ .

Vì vậy, ở một số công ty, Kế toán trưởng có thể kiêm hoặc không kiêm nhiệm Trưởng phòng kế toán.

Thứ ba, xung đột thẩm quyền bổ nhiệm Kế toán trưởng

Luật kế toán năm 2015 quy định một trong các trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là bố trí người làm Kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm Kế toán trưởng. Cụ thể:"2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành." (Khoản 2 Điều 50 Luật Kế toán 2015).

Trong khi đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng như năm 2014 lại quy định một trong các trách nhiệm Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên là quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đốì với Kế toán trưởng.

Như vậy, đối vối công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không biểu quyết thông qua việc bổ nhiệm hoặc thuê người làm Kế toán trưởng, thì việc quyết định của Hội đồng thành viên là trái vối Luật kế toán năm 2015.

Ngược lại, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện việc bổ nhiệm Kế toán trưởng mà không thông qua Hội đồng thành viên thì trái với Luật doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, đối với những công ty có từ hai người đại diện theo pháp luật trở lên, thì người nào hay tất cả cùng có thẩm quyền bổ nhiệm hay tham gia bổ nhiệm Kế toán trưởng?

Nếu Điều lệ công ty không quy định rõ điều này, thì lại thêm một vướng mắc khi phải thực hiện theo Luật kế toán. Việc bố trí nhân sự theo quy định của Luật kế toán cũng như Bộ luật lao động năm 2012 chỉ là một khái niệm khái quát, trên thực tế phải được thực hiện bằng các thủ tục pháp lý cụ thể như bổ nhiệm, ký hợp đồng, ủy quyền, giao nhiệm vụ.

Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ đúng quy định của cả hai đạo luật về việc "bố trí" và “bổ nhiệm” Kê" toán trưởng thì cần thực hiện theo một trong hai cách. Cụ thể: (i)quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng của ngưòi đại diện theo pháp luật công ty phải căn cứ vào nghị quyết bổ nhiệm của Hội đồng thành viên; (ii)Thứ hai, Hội đồng thành viên có thể bổ nhiệm Kế toán trưởng, nếu người đại diện theo pháp luật cũng là một thành viên biểu quyết tán thành với việc bổ nhiệm.

Đối với công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, nếu Điều lệ không quy định cụ thể người nào có thẩm quyền liên quan đến việc bổ nhiệm Kế toán trưởng, thì nên để cho tất cả đều tham gia và giao cho một người ký quyết định bổ nhiệm.

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng Tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]