Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội phần trách nhiệm phải đóng của mình và phần trích từ tiền lương, tiền công của người lao động cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Hỏi: Tôitham gia bảo hiểm tại công ty A được 13 tháng (từ 06.2013 - 07.2014). Tôiđã chốt sổ tại công ty A và nhận bảo hiểm thất nghiệp. Đến tháng 10/2014 tôitiếp tục tham gia bảo hiểm tại công ty B được 04 tháng (10.2014 – 02.2015) nhưng tôikhông có nộp trực tiếp sổ bảo hiểm xã hội vào công ty B mà chỉ đưa số sổ bảo hiểm xã hội để công ty B tiếp tục tham gia bảo hiểm cho em.Hiện tôivẫn còn đang giữ sổ bảo hiểm. Hiện tại tôiđã nghỉ việc tại công ty B từ tháng 03.2015 và vẫn chưa tham gia bảo hiểm vào công ty nào khác. Nhưng công ty B đang vướng phải tình trang nợ bảo hiểm của nhân viên (công ty chỉ mới đóng bảo hiểm tới năm 2012 cho nhân viên). Vì thế, mặc dù 04 tháng tôitham gia bảo hiểm tại công ty B vẫn bị trừ tiền bảo hiểm hàng tháng nhưng công ty không đóng bảo hiểm cho tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu giờ tôimuốn lấy tiền bảo hiểm xã hội thì có được không thưa luật sư? Trường hợp của tôithì phải giải quyết như thế nào? Vì nếu đợi bên công ty B chốt sổ cho tôithì không biết tới khi nào mới chốt sổ được? (Như Quỳnh - Hưng Yên)
Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm và xã hội năm 2014: "Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động. 1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội".
Theo đó, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội phần trách nhiệm phải đóng của mình và phần trích từ tiền lương, tiền công của người lao động cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trường hợp công ty vẫn trích tiền lương, tiền công của người lao động mà lại không đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định rõ tại điều 14 và điều 134 của Luật bảo hiểm và xã hội năm 2014.
Khi anh (chị)đã nghỉ việc tại công ty mà vẫn có đủ các điều kiện để hưởng một loại trợ cấp nào đó, hay thậm chí muốn hưởng trợ cấp một lần, thìanh (chị)có quyền kiến nghị, hoặc thông qua Công đoàn ở cơ sở yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Công ty trả các khoản trợ cấp thích đáng cho mình, ngay cả khi Công ty vẫn còn nợ tiền bảo hiểm chưa nộp.
Trong trường hợpanh (chị)muốn nhanh chóng chốt sổ mà Công ty kéo dài thời gian, không chịu giải quyết,anh (chị)có thể tố cáo hành vi này lên các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết như thanh tra Sở lao động, thương binh & xã hội tại quận, huyện mà công ty đặt trụ sở,...để tiến hành chốt sổ cho mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận