-->

Quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng và mua lại vốn góp trong công ty cổ phần

Cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, cổ phần không xác định thời hạn. Vì vậy, một cổ đông muốn ra khỏi công ty chỉ bằng cách chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác.

Vậy, giữa hai vấn đề: chuyển nhượngmua lại phần vốn góp giống và khác nhau như thế nào? Khái niệm mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông trong công ty cổ phầnphát sinh khi nội bộ công ty có những sự kiện pháp lí nhất định, nó hoàn toàn khác với khái niệm chuyển nhượng vốn góp mặc dù hai hiện tượng này có điểm giống nhau ở chỗ là đã có một cổ đông nào đó rời khỏi công ty.Phạm vi bài viết này nhằm làm rõ một số điểm khác biệt và các quy định cơ bản giữa chuyển nhượng và mua lại vốn góp trong công ty cổ phần (viết tắt là CTCP).

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, về việc chuyển nhượng vốn góp trong CTCP

Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty được thực hiện tự do, trừ một số trường hợp pháp luật hay điều lệ công ty quy định khác. Điều này xuất phát từ bản chất của CTCP.

Cách thức chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu chuyển nhượng bằng hợp đồng thì các bên tham gia việc chuyển nhượng sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Còn khi chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, thì trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.

Tính tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông làm cho cổ đông trong CTCP luôn thay đổi, song tài sản trong công ty vẫn ổnđịnh đảm bảo cho hoạt động bình thường của công ty. Có thể khẳng định rằng, nhờ có tính tự do vận động của cổ phần đã làm phát sinh (ra đời) thị trường chứng khoán.

Thứ hai, về mua lại vốn góp trong CTCP

Mua lại vốn góp trong CTCP gồm: Mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông và mua lại vốn góp theo quyết định của công ty.

Khái niệm mua lại vốn góp theo yêu cầu của cổ đông trong CTCP phát sinh khi nội bộ công ty có những sự kiện pháp lí nhất định, nó hoàn toàn khác với khái niệm chuyển nhượng vốn góp mặc dù hai hiện tượng này có điểm giống nhau ở chỗ là đã có một cổ đông nào đó rời khỏi công ty.

Chuyển nhượng vốn góp là chuyển quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông này sang cổ đông khác, không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty, cổ đông chuyển nhượng sẽ ra khỏi công ty (nếu họ bán hết số cổ phần mà họ sở hữu), người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông của công ty. Hơn nữa, việc chuyển nhượng chỉ là quyền của cổ đông, quyền đó có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc có ai nhận chuyển nhượng số cổ phần đó hay không. Còn mua lại vốn góp thì sẽ có cổ đông rời khỏi công ty nhưng không có cổ đông thế chân, vì người thế chân lại là bản thân công ty, trong trường hợp mua lại vốn góp, có thể sẽ làm giảm vốn Điều lệ công ty.

Mua lại vốn góp chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lí nhất định, sự kiện đó là: khi cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty. Nghĩa là cổ đông đó cho rằng những thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và họ không muốn chung sống cùng công ty. Trong trường hợp này pháp luật dành cho họ được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình và công ty phải mua.

Đối với việc mua lại vốn góp theo quyết định của công ty, xét ở góc độ kinh tế là biện pháp bảo đảm vốn cho công ty, ở góc độ pháp lí là quyền của công ty, nghĩa là công ty dành quyền mua cổ phần về tay mình khi cần thiết vì lợi ích công ty. Quyền được mua do luật định với một tỉ lệ nhất định đối với cổ phần phổ thông đã bán, riêng đối với cổ phần ưu đãi thì chỉ có cổ phần ưu đãi cổ tức mới có quyền mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần đã bán. Còn cụ thể mua như thế nào, luật dành cho Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổphần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau: i, Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định... ”.

Mua lại cổ phần dù là theo yêu cầu của cổ đông hay theo quyết định của công ty đều dẫn đến hệ quả là công ty phải lấy tyền của công ty để thanh toán. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn pháp lí về tài chính trong công ty. Vì vậy, pháp luật phải đặt ra các điều kiện thanh toán và xử lí các cổ phần được mua lại theo nguyên tắc phải đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ. Luật Doanh nghiệp quy định điều kiện thanh toán như sau: Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông (mua lại theo yêu cầu của cổ đông và mua lại theo quyết định của công ty) nếu saukhi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].