-->

Quy định của pháp luật về thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể có hai loại thành viên đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh là nòng cốt của công ty hợp danh, bởi vì nếu không có thành viên này, công ty hợp danh không thể thành lập và hoạt động được.

Điều 172, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên hợp danh: phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong công ty và phải có ít nhất hai thành viên.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, điều kiện trở thành thành viên hợp danh

Cá nhân thoả mãn điều kiện sau đây có quyền trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh:

Cá nhân không thuộc trường hợp bị cấm theo khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Cụ thể, đó không phải là cá nhân rơi vào các trường hợp

(i) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

(ii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lí phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

(iii) Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong DNNN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lí phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

(iv) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

(v) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lí hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Góp vốn theo thoả thuận và được ghi vào Điều lệ công ty.

Việc góp vốn nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các thành viên mà không chịu sự ràng buộc từ pháp luật. Tuy nhiên, khi đã cam kết, thành viên hợp danh phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết vào công ty. Trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định

Trong trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Những ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề là những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp của các cá nhân tham gia. Điều này thích hợp với bản chất pháp lí của công ty hợp danh là sự liên kết dựa vào nhân thân các thành viên, do vậy, trên thực tế, các công ty hợp danh thường kinh doanh trong những ngành nghề này

Thứ hai, quyền của thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty. Đây là điểm khác biệt so với quyền của thành viên công ty TNHH hay cổ đông CTCP, khi ở các công ty này, thành viên hoặc cổ đông biểu quyết trên tỉ lệ vốn góp.

-Nhân danh công ty tyến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và kí kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

-Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tyền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tyền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tyền gốc đã ứng trước;

-Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

-Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tyn về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

-Được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty. Trên thực tế, vì các thành viên có thể góp vốn vào công ty hợp danh theo tỉ lệ khác nhau, nên việc chia lợi nhuận sẽ tương ứng với phần vốn góp

-Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỉ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỉ lệ khác;

-Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.

-Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].