-->

Quy định của pháp luật về cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Luật Doanh nghiệp quy định người mua cổ phần để góp vốn vào công ty cổ phầnđược gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là 03, không hạn chế số lượng tối đa.

Trong công ty cổ phần (viết tắt là CTCP) nếu dựa vào việc kí tên trong danhsách cổ đông sáng lập, pháp luậtchiacác cổ đông thành: cổ đông sáng lập và cổ đông khác. Nếu dựa vào việc nắm giữ các loại cổ phần khácnhau, pháp luật phân loại cổ đông thành: cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Mỗi loại cổ đông này nắm giữ một loại cổ phần tương ứng.Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các quy định pháp luật về cổ đông phổ thông trong CTCP.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cổ đông phổ thônglà gì?

Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông. Các cổ đông phổ thông chính là các chủ sở hữu củaCTCP,thể hiện tuyệt đối quyền làm chủ côngtycủa họ.

Với tư cách là chủ sở hữu côngty,cổ đông phổ thông được pháp luật về côngtycũng như Điều lệ côngty quyđịnh rất cụ thể và trên nhiều lĩnh vực của đời sống côngty, trongđó tậptrungvàohaivấn đề chủ yếu:(i)Hình thành và chấm dứt tư cách cổ đông;(ii)Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

Quy định vềhình thành và chấm dứt tư cách cổ đông

Điều kiện để trở thành cổ đông củaCTCP baogồmhaiđiều kiện, đó là điều kiện về nhân thânhaylà chủ thể và điều kiện về tài sản.

Thứ nhất, về nhân thân (chủ thể): Cổ đông củaCTCPkhông đơn giản chỉ là người góp tài sản vào côngtyđể đượcchialợi nhuận, mà họ còn phảitham giavào đời sống côngtyvới tư cách là chủ sở hữu, vì vậy họ phải có năng lực, điều kiện nhất định. Có những đối tượngdođịa vị xã hội,dotính chất nghề nghiệp, họ không thể trở thành cổ đông củaCTCP.

Pháp luậtquyđịnh tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lídoanhnghiệp; Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn vàodoanhnghiệp, cũng có nghĩa là họ có thể trở thành cổ đôngtrong CTCP(trừ những đối tượng bị cấmtheoĐiều18LuậtDoanhnghiệp năm2014).

Có thể khái quát các điều kiện bị cấm thành các nhóm:i)Không có năng lực;ii)Bị pháp luật tước quyền; vàiii)Không thể kiêm nhiệm.

Thứhai,điều kiện về tài sản (góp vốn). Đây là điều kiện tyên quyết và bắt buộc bởi lẽ góp tài sản là hànhvitạo lập nên côngtyvà côngtyđượckhoahọc pháp líquanniệm là một khối tài sảnhaymột tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Góp vốn là hànhvicủa cá nhânhaytổ chức trên cơ sở tựdoý chí dùng tài sản của mình góp vào côngtyđể tạo lập nên vốn điều lệ của côngty.Góp vốnbaogồm góp vốnkhithành lập côngty,hoặc góp vốnkhicôngtyđã đi vào hoạt động cần tăng vốn điều lệ. Như vậy, một tổ chức, cá nhân muốn trở thành cổ đông củaCTCPphải thỏa mãnhaiđiều kiện đó là không thuộc đối tượng bị cấm và phải góp vốn vào côngty(chỉ cần sở hữu một cổ phần cũng được).

Tư cách cổ đôngtrong CTCPchủ yếu được hình thành bằng hànhvigóp vốn, ngoàira,tư cách cổ đông còn được hình thành bằng việcmualại cổ phần của cổ đông thôngquaviệc chuyển nhượng vốn góp. Tư cách cổ đôngtrong CTCPcó thể được hình thành bằng việc thừa kế tài sản (cổ phần là tài sản). Cổ đôngtrong CTCPcũng có thể hình thành từ việc được tặngchocổ phần.

Việc chấm dứt tư cách cổ đôngtrong CTCPcó thể làdoý chí của cổ đông hoặc làdoý chí của côngtyhoặc xảyrasự kiện pháp lí.

Chấm dứt tư cách cổ đông thôngquaý chí của cổ đông là việc cổ đông chuyển nhượng toàn bộ vốn gópchongười khác; Cổ đông tặngchotoàn bộ cổ phần của mìnhchongười khác; Cổ đông yêu cầu côngty mualại vốn góp của mình; Sự kiện cổ đông chết. Tư cách cổ đông cũng có thể chấm dứtdoý chí của côngtyđó là trường hợp cổ đôngviphạm pháp luật hoặc Điều lệ côngty,bị côngty khaitrừrakhỏi côngty.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Quyền của cổ đông phổ thông

LuậtDoanhnghiệp năm2014đã cóquyđịnh cụ thể về các quyền của cổ đông phổ thôngtạiĐiều114 cụ thể cổ đông phổ thông có quyền đượcthamdự, bày tỏ ý chí, biểu quyếttrongcác cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Thôngquaquyền này, cổ đôngchiphối tới vấn đề quản trị, vận hành côngty,như sửa đổi, thôngquaĐiều lệ côngty,bầu các chứcdanhquản lí, kiểm soát côngty,quyết định những vấn đềquantrọng nhất về chiến lược phát triển,kinh doanhcủa côngty,nguyên tắc phânchialợi nhuận; có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông; có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị,bankiểm soát; có quyềnxemxéttracứu, trích lục các thôngtynvề côngty.

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Là thành viên của côngty,cổ đông có nghĩa vụ đối với côngtyvà có cả sự liênquantrách nhiệm với người thứba.LuậtDoanhnghiệp năm2014quyđịnh các nghĩa vụ của cổ đông phổ thôngcụ thể tại Điều 115,baogồm:

“Nghĩa vụ thanhtoán đủ và đúng thời hạn số cổ phầncamkếtmua;Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thôngrakhỏi côngtydưới mọi hình thức, trừ trường hợp được côngtyhoặc người khácmualại cổ phần; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của côngty trongphạmvisố cổ phần mà họ sở hữu; tuân thủ Điều lệ côngty;chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị; thực hiện các nghĩa vụ kháctheo quyđịnh của LuậtDoanhnghiệp và Điều lệ côngty”.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].