-->

Pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội hiếp dâm

Theo quy định của pháp luật hình sự thì người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm (Khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự).

Hỏi: Em gái tôi chưa đủ 18 tuổi và bị xâm hại về tình dục tập thể (2 đối tượng gây ra). Phía cơ quan điều tra đã bắt tạm giam 2 đối tượng nhưng đến nay quá 6 tháng mà tòa vẫn chưa xử. Gia đình bên kia đã đến gặp và muốn bồi thường 20 triệu, nhưng mức bồi thường này là không thỏa đáng với gia đình tôi. Tôi xin hỏi em tôi được pháp luật bảo vệ quyền lợi như thế nào. Và mức bồi thường được hưởng xứng đáng như thế nào? (Lý Hùng Hà - Phú Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vì em gái bạn chưa đủ 18 tuổi tức là thuộc nhóm người thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo quy định của pháp luật hình sự thì người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm (Khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự).

Đây tội phạm thuộc nhóm tội rất nghiêm trọng được quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự (đã sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình".

Về phía cơ quan điều tra, việc đã bắt tạm giam 2 đối tượng hơn 6 tháng vẫn chưa quá thời hạn tạm giam do pháp luật quy định.Vì thời hạn bắt tạm giam để điều tra đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng là không quá 4 tháng, cơ quan điều tra cũng có thể ra quyết định gia hạn tạm giam đối với tọi rất nghiêm trọng thêm 2 lần.Lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá 2 tháng (Khoản 2 Điểm c Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự). Như vậy, tổng cộng thời hạn tam giam bị can có thể lên tới 9 tháng.nếu sau 9 tháng mà cơ quan điều tra vẫn chưa ra quyết định khởi tố bị can ra trước tòa thì gia đình bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra yêu cầu xem xét khởi tố bị can đòi lại quyền lợi hợp pháp cho em gái bạn.

Việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong trường hợp này được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạmcho người bị hại, cụ thể như sau:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.