-->

Phải làm gì khi công ty tạm ngừng kinh doanh trốn tránh nghĩa vụ giao hàng?

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Hỏi: Tôi có chuyển tiền cho một công ty cổ phần để nhập phế liệu từ nước ngoài về để sx, có giấy biên nhận tiền do giám đốc công ty đó ký. Nhưng 8 tháng rồi công ty này chưa nhập hàng cho tôi và khất lần.Hiện công ty đã tạm dừng hoạt động. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả số tiền đó cho tôi, tôi phải thực hiện thủ tục gì để đòi lại số tiền trên? (Nguyễn Hằng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Đối với tạm ngừng kinh doanh có thời hạn được Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định như sau:

Điều 156.Tạm ngừng kinh doanh:1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác”.

Trong trường hợp trên, bạn đã có giấy biên nhận tiền do giám đốc công ty đó ký thì sau khi Công ty tạm ngừng kinh doanh vẫn phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng theo khoản 3 Điều 156. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 43/2010/NĐ – CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp 2005.

Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 43/2010/NĐ – CP quy định:"Điều57. Tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:1. Tên, địa chỉ trụ sở chính,mã số doanh nghiệpngày cấpGiấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.2. Ngành, nghề kinh doanh.3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của đại diện hộ kinh doanh.Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo của doanh nghiệp, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận thông báo của hộ kinh doanh, lưu vào hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để theo dõi".
Bạn có thể liên hệ cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cơ quan thuế để hỏi trong văn bản thông báo trước đó của Công ty về thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,...liên hệ giải quyết. Trong trường hợp bên phía Công ty không chịu thực hiện tiếp nghĩa vụ giao hàng khi đã nhận tiền bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện lên Tòa án để được giải quyết.
Bạn có thể nhờ sự can thiệp giải quyết của Tòa án như sau: theo quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp, bạn có thể gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi diễn ra sự việc đó hoặc nơi mà Công ty đó đặt trụ sở.
Hồ sơ của bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đơn khởi kiện;
- Các tài liệu liên quan tới vụ kiện ( các chứng cứ sử dụng để chứng minh: có giấy biên nhận tiền do giám đốc công ty đó ký);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của bạn ( bạn là người khởi kiện), của các đương sự và người có liên quan khác;
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Khuyến nghị:


  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.