-->

Phải làm gì khi chủ sử dụng đất không làm thủ tục chuyển nhượng?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng.

Hỏi: Tôi được người quen giới thiệu mua một mảnh đất từ đầu năm 2014, đã thanh toán tiền chuyển nhượng. Hợp đồng chỉ viết tay và không công chứng. Người bán chịu trách nhiệm tách thửa đất ra làm hai giấy chứng nhận để làm thủ tục sang tên. Nhưng đến nay, họ cố tình không hoàn tất thủ tục sang tên cho tôi. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? (Ngọc Anh - Sơn La)

c

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vũ Thị Hường - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.” (Điều 697).

“Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.” (Khoản 2 Điều 689).

“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” (Điều 134).

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định: “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:…7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.” (khoản 7 Điều 25).

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:…2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.” (khoản 2 Điều 203).

Căn cứ các quy định viện dẫn ở trên, trước tiên anh (chị) nên thỏa thuận hoặc hòa giải với bên chuyển nhượng tại Ủy ban nhân dân xã để tiến hành các thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nếu không tự giải quyết được thì có thể gửi đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.