-->

Ông bà có được là người đại diện cho cháu nội?

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án...

Hỏi: Tôi có con trai mới ốm chết nhưng vợ chồng cháu nó đã ly hôn được hơn một năm trước khi cháu chết để lại một đứa con trai tức là cháu nội của tôi. Trước khi chết cháu đã mua bảo hiểm nhân thọ nay công ty bảo hiểm quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm cho cháu nội tôi. Nhưng hiện nay cháu còn bé, là trẻ chưa thành niên nên mẹ cháu là người đại diện đương nhiên của cháu theo quy định của pháp luật. Mẹ cháu nội tôi còn trẻ, chỉmột thời gian ngắn nữa mẹcháu sẽ đi lấy chồng nếu để mẹ cháu nhận tiền chi trả thì mẹ của cháu sẽ sử dụng vào mục đích khác mà chúng tôi không được biết, sau này cháu tôi không được hưởng. Sau khi ly hôn con trai tôi đóng tiền cấp dưỡng nuôi cháu.Từ khi con tôi chết, tôi đều cấp tiền cho mẹ cháu nuôi cháu và quan tâm chăm sóc cháu nhiều hơn cả về vật chất và tình cảm vì cháu là dòng dõi duy nhất của chúng tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi được đại diện cho cháu nội tôi nhận quyền lợi bảo hiểm chi trả cho cháu để quản lý cho cháu khi nào cháu lớn sẽ giao cho cháu và nói cho cháu biết là của bố cháu để lại không? (Hoàng Cúc - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hoàng Ngọc Ánh - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) như sau:

- Giám hộ: "1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). 2. Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự. 3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ. 4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này" (Điều 58).

- Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: "1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; 3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ" (Điều 60).

- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: "Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: 1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; 2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ" (Điều 61).

- Thủ tục cử người giám hộ: "1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. 2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ" (Điều 64).

- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây: "1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; 2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ" (Điều 65).

Như vậy, nếubácmuốnlàmngười giámhộcủacháubétrong trườnghợpnàybác cần phải có sự đồng ý của mẹ cháu bé đồng ý thay đổi người giám hộ đương nhiên ( Điều 61 BLDS) thì bác mới có thể làm người giám hộ cho cháu bé được. Ngoài ra, bác phải có đủ các điều kiện của người giám hộ ( Điều 60 BLDS). Nếu mẹ cháu bé đồng ý bác làm người giám hộ đương nhiên cho cháu bé thì hai người tiến hành lập thủ tục thay người giám hộ (Điều 64 BLDS). Khi này bác sẽ đại diện cho cháu bé nhận tiền bảo hiểm nhận thọ và quản lý số tiền đó ( Điều 65 BLDS). Cònnếu mẹ trong khôngđồngý thì chịấy sẽđược xácđịnh là người giám hộđương nhiên của cháu bé và chịấy sẽ có trách nhiệmđứng ra nhận khoản tiền bảo hiểm này cho cháu bé và trách nhiệm quản lýtài sản của cháu, chỉđược sử dụng vào những như cầu cần thiết của cháu.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.