Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân...
Hỏi: Công ty em có 1 nhân viên vì xích mích cá nhân có đánh nhau (việc xảy ra bên ngoài công ty, không liên quan đến công ty từ ngày 25/2) và nhân viên đó nghỉ việc ở công ty, không liên hệ với công ty để bàn giao công việc hay xin phép cho nghỉ tạm thời thế nào. Công ty liên hệ với nhân viên đó bảo lên công ty làm việc thì nhân viên đó không lên.Tới ngày 27/2 công ty cho người về nhà nhân viên đó để nhận bàn giao lại điện thoại và một số công cụ làm việc tạm thời đến khi nào nhân viên đó đi làm thì bàn giao lại để xử lý công việc (có ghi rõ trong biên bản bàn giao). Từ ngày 27/2 đến nay công ty có yêu cầu nhân viên đó lên công ty để nói chuyện cho rõ ràng nhưng nhân viên đó vẫn không lên cũng không phản hồi lại gì. Công ty có gửi giấy mời về tận nhà. Ngày9/3 nhân viên đó mới lên và có mang theo đơn xin chấm dứt hợp đồng lao độngg từ ngày 26/2. Nội dung hợp đồng ghi là xin nghỉ do có thai và nghi ngoài tử cung nên không đủ sức khỏe để làm việc và yêu cầu công ty cho quyết định nghỉ việc. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu bây giờ công ty em cho nhân viên đó nghỉ thì có ảnh hưởng gì tới công ty về thủ tục pháp lý cũng như các vấn đề khác nữa không ? (Anh Đoàn - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
"Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động"
Như vậy trường hợp nhân viên ở công ty anh (chị) đã tự ý nghỉ việciệc quá 05 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng thì công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nhân viên đó và hợp đồng lao động chấm dứt kể từ ngày có quyết định sa thải. Tuy nhiên nếu nhân viên đó có chứng minh được việc mình nghỉ việc là có lý do chính đáng (nếu là nghi mang thai ngoài tử cung thì phải có giấy xác nhận của bệnh viện) thì có thể giải quyết việc nhân viên đó xin nghỉ việc và việc giải quyết được tiến hành như khi cho nhân viên nghỉ việc bình thường đồng thời nhân viên này sẽ vấn được hưởng các quyền lợi của mình.
Điều 37 khoản 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
"Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
"Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định".
Như vậy thời gian nhân viên báo trước khi nghỉ việc tùy thuộc vào thời gian cơ sở khám chữa bệnh yêu cầu. Nhưng nếu nhân viên đó không chứng minh được việc mình nghỉ có lý do chính đáng thì công ty có thể ra quyết định sa thải.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận