-->

Nhà nước cộng hòa nghị viện ở Pháp

Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó quyết định hình thức của thượng tầng chính trị - pháp lý: nhà nước tư sản được thiết lập ở Pháp là chính thể cộng hoà nghị viện điển hình.

I. Cách mạng tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản (1789 - 1794)

Cuối thế kỷ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến Pháp đã khủng hoàng trầm trọng. Quần chúng nhân dân nổi dậy ở khắp nơi. Mùa hè 1789, nước Pháp đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng tư sản. Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng lên tiến hành dấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, lập nên chính quyền tư sản. Quá trình đó có thể được chia làm 3 giai đoạn:
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Giai đoạn thứ nhất: Cách mạng bùng nổ và nền quân chủ lập hiến của đại tư sản (14/07/1789 đến 10/08/1792).

Trước khi cách mạng bùng nổ, cơ quan đại diện đảng cấp vốn bị bỏ quên đã lâu nay mới được nhà vua hỏi đến để giải quyết tình trạng tài chính quẫn bách của triều đình. Ngày 5/5/1789, hội nghị đại diện dáng cấp khai mạc, dưới sự chủ toạ của nhà vua. Nhưng do mâu thuần gay gắt giữa một bên là đẳng cấp thứ ba (tư sản, thị dân, nông dân) với một bên là nhà vua và hai đẳng cấp kia (quý tộc, tăng lữ) nên ngày 17/6, các đại biểu của đảng cấp thứ ba tự tuyên bố thành lập hội đồng dân tộc. Tiếp đó, ngày 9/7, Hội đồng dân tộc lại tự tuyên bố là quốc hội lập hiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đẳng cấp thứ ba không đếm xìa đến nhà vua, chuyển quyền lập pháp về tay mình. Quân đội nhà vua được điều động về Pari để chuẩn bị đàn áp quần chúng.

Ngày 14/7, cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng cách mạng nổ ra ở Pari, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Ngày này trở thành ngày quốc khánh của nước Pháp. Những ngày sau đó, ở nhiều vùng nông thôn, thành thị khắp cả nước, quần chúng cách mạng cũng tiến hành các cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi.

Chính quyền mới được thiết lập, đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hoá. Vì họ chiếm đa số trong quốc hội lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ở Pari và các tỉnh. Họ là những chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiộp và thương nghiệp lớn.

Ngày 26/8/1789 quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điểu. Đó là văn kiện chính trị-pháp lí nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền khẳng định những nguyên lí cơ bản của xã hội tư sản nhằm xoa dịu cao trào đấu tranh của quẩn chúng.

Tuyên ngôn xoá bỏ quyền lực của vua chúa cùng chế độ đẳng cấp phong kiến, nêu ra quyền bình đẳng của con người và chù quyén của nhân dãn. Tuyẻn ngôn thấm nhuẩn tu tường của các nhà triết học Pháp thế ki XVII được kết tinh trong khẩu hiệu: Tự do. bình đẳng, bác ái. Cụ thể bản tuyên ngôn gồm những điểm sau đây:

- Mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng và được nhà nước bảo đảm. Quyền tự do là quyền có thể làm tất cả những gì mà không gây hại cho người khác và không bị pháp luật nghiêm cấm.
- Quyền lực tối cao cùa nhà nước thuộc về nhân dân. Pháp luật phải biểu hiện ý chí cảa tắt cả các thành vién trong xã hội. Mọi người đều có thể tham gia vào việc xây dựng luật pháp bằng hình thức trực tiếp hay thông qua đại biểu của mình. Và mọi cóng dân đếu bình đẳng trước pháp luật.
- Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Ai lạm dụng những quyền này thì bị truy tố trước pháp luật.
- Sở hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
- Luật hình có 3 nguyên tác quan trọng:
  • Không có tội nếu tội đó không được quy định trong luật hình.
  • Không bị bất cứ hình phạt nào ngoài những hình phạt đã dược quy định trong luật hình.
  • Không có tội, nếu như không đủ chứng cứ buộc tội.
Trong thời kì mà nền chuyên chế phong kiến đang ngự trị thế giới, mọi quyền của con nguời bị tước đoạt, thì những điều mà tuyên ngôn nêu ra là rất mới mẻ và là sự tiến bộ lớn lao, có ý nghĩa thời đại. Sự tiến bộ ấy là thành quả đấu tranh cùa quần chúng nhân dân. Đương nhiên, tuyên ngôn mang tính chất tư sản, không thể tránh khỏi mặt hạn chế của thời đại, là khẳng định quyển tư hữu thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Một văn kiện pháp lí rất quan trọng khác là Hiến pháp 1791 được quốc hội lập hiến ban hành. Đây là ban hiến pháp đầu tiên củaa Pháp. Bán hiến pháp xác lập chính thế: Quân chủ lập hiến tư sản.

Đứng đầu nhà nước là vua giữ quyền hành pháp. Vua là tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang là người có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hoặc cách chức các bộ trưởng, quan chức ngoại giao, các tư lệnh quân đội. Đồng thời, điều đó không có nghĩa là vua có quyén hành vô hạn như ờ thời phong kiến. Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của nhà vua, hiến pháp quy định:
- Nhà vua điều hành theo pháp luật.
- Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm có thể bị đưa ra toà theo quyết định của quốc hội.
- Văn bản của nhà vua phải có chữ kí cùa bộ truởng bộ có liên quan tới vấn đề đó (nguyên tắc chữ kí thú hai).
- Nếu một dạo luật đã được quốc hội thông qua, nhưng nhà vua không kí cống bố, đạo luật đó lại được đem ra biểu quyết và nếu lại được Quốc hội thông qua thì nó không cần phải có chữ kí của nhà vua.

Quyền lập pháp thuộc về quốc hội (một viện), do nhân dân bầu ra. Nhưng chế độ tuyển cử Irong hiến pháp, đã chia công dân thành hai loại tùy theo tài sản của họ: công dân tích cực và công dân tiêu cực. Quyền bầu cử chỉ dành cho công dân tích cực là những nam giới từ 25 tuổi trở lên, không làm thuê cho ai, phái có tên trong danh sách vệ quốc quân và phải đóng một số thuế thực thu ít nhất bằng ba ngày lương. Quy định này đã làm cho hàng triệu người lao động không có quyền bầu cử. Năm 1791. trong số 26 triệu dán. chì có triệu công dân tích cực.

Rõ ràng, Hiến pháp 1791 đã vi phạm ngay những nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái được ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Theo hiến pháp, một quốc hội mới đã được bầu ra, thay thế quốc hôi lập hiến. Tuy không một thành viên nào của quốc hội lập hiến trúng cử, nhưng đại biểu của tầng lớp đại tư sản vẫn chiếm ưu thế trong quốc hội mới. Louis XVi vản tiếp tục được giữ ngỏi vua. Nhà vua và các thế lực phong kiến cũ tìm cách chống đối cách mạng và quốc hội, cầu cứu các nước quân chủ phong kiến Châu Âu đem quân vào Pháp, để nhàm khối phục chế độ quân chù chuyên chế ở Pháp.

Như vậy, chính quyền tư sản được thiết lặp đầu tiên ở Pháp là chính quyền của tầng lớp đại tư sản. Đó là chính thể quân chủ lập hiến. Tầng lớp đại tư sản ngày càng tỏ ra ràng, họ không muốn giải quyết các yêu cầu cùa quần chúng và không kiên quyết với các thế lực phong kiến.

Giai đoạn thứ hai: Sự thiết lập chính thể cộng hoà của tầng lớp tư sàn địa phương (10/8/1792 - 2/6/1793). Sự mờ đầu của nển cộng hoà thứ I ở Pháp.

Cùng với các thế lực phong kiến, tầng lớp đại tư sản mà đại diện của chúng là chính thể quân chủ lập hiến đã trở thành lực lượng phải động và là đối tượng của cách mạng. Một minh chứng là từ năm 1791, quốc hội đã thông quan đạo luật việc tổ chức và hoạt động của công hội và những ai tham gia bãi công có thể bị bỏ tù.

Ngày 10/8/1792, quần chúng cách mạng ở Pari lại khởi nghĩa vũ trang. Lật đổ nền thống trị của đại tư sản, đưa phái Girông đanh, đại diện cho tư sản địa phương lên nám chính quyền và lãnh đạo cách mạng. Vua Louis XVI bị bắt giam. Một sắc lệnh của lực lượng cách mạng được ban hành, quy định việc thành lập hiệp hội dân tộc thay thế quốc hội cũ, quy định chế độ bẩu cử phổ thổng đán phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trò lên. Chính phù mới di được thành lập, gọi là Hội đổng hành pháp lâm thời. Trong dó, hầu hết các bộ trưởng là nguời của phái Girông danh.

Ngày 20/9/1792, quân Pháp đã đánh bại liên quân xâm luợc cùa Áo-Phổ. Ngay sau chiến thắng đó, ngày 21/9, Hiệp hội dân tộc khai mạc, tuyên bổ bãi bỏ chính thể quân chủ lập hiến, xác lập nền cộng hoà, mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử nuớc Pháp: sự hình thành, phát triển của chính thể cộng hoà nghị viện thứ I.

Trước áp lực của quần chúng, ngày 21/1/1793, Louis' XVI phải lên đoạn đầu đài. Sau khi đã nắm được chính quyền nhà nước, phái Girông đanh không muốn cách mạng tiến xa hơn nữa vì sợ hãi lục lượng quần chúng sẽ uy hiếp đến địa vị và quyền lợi của họ. Họ trở thành bảo thủ và dần dần chuyển thành dối tượng của cách mạng.

Giai đoạn thứ 3: Chính thể cộng hoà của tầng lớp tư sản lớp dưới (2/6/1793 - 27/7/1794) Sự phát triển và kết thúc cùa nền cộng hoà thứ I.

Đây là giai đoạn phát triển cao nhất và cũng là giai đoạn kết thúc của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Cách mạng ờ giai đoạn này do phái Giacôbanh, dại diện cho tầng lớp tư sản lớp dưới lãnh đạo.

Trước các chính sách phản động của phái Girôngdanh quần chúng cách mạng lại đứng lên khởi nghĩa vũ trang. Ngày 2/6/1793, những người Girôngđanh trong hiệp hội dân tộc bị bắt. Chính quyền nhà nước chuyển sang tay phái Giacôbanh.

Ngay sau khi phái Giacôbanh lên nắm quyền, trước đòi hỏi bức xúc của quần chúng cách mạng, hiệp hội dân tộc đã ban hành các sắc lệnh xoá bỏ chế độ ruộng đất phong kiến và quan hộ bóc lột phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Như vây, những người Giacôbanh đã làm được một việc cực kì quan trọng mà các chính quyền tư sản trước không thực hiên. Việc làm đó phá huỷ được tận gốc chế độ phong kiến, xác lập kính tế tiểu nông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là sự thể hiện tính triệt để của cuộc cách mạng tư sản Pháp.

Để tạo cơ sở pháp lí nhằm củng cố nền cộng hoà tư sản, chỉ sau hai tuần lễ chuẩn bị, ngày 24/6/1793, hiệp hội dân tộc đã thông qua bản hiến pháp mới, bản hiến pháp cộng hoà tư sản đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Cơ cấu tổ chức theo Hiến pháp 1793 là chính thể cộng hoà nghị viện.

Quốc hội một viện là cơ quan lập pháp. Các dự luật được nhân dân thảo luận trong các cuộc họp ở cơ sở. Quốc hội được bầu lại hàng năm vào ngày 1/5. Hiến pháp 1793 xoá bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực. Nam giới người Pháp từ 25 tuổi trờ lên đều được đi bầu quốc hội.

Hội đồng hành pháp (tức chính phủ) gồm 24 người do quốc hội bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Hàng năm, một nửa số thành viên của hội đồng dược bầu mới. Lúc này, nền cộng hoà đang hết sức nguy kịch bởi thù trong giặc ngoài cấu kết với nhau. Để ngăn ngừa kẻ thù lợi dụng những điều khoản dân chủ và tăng cường chuyên chính đối với chúng. Chính quyền Giacôbanh quyết định tạm chưa thi hành hiến pháp. Đó là một biện pháp đúng đắn. Hiệp hội dân tộc vẫn đảm nhận chức năng như một quốc hội lâm thời. 21 uỷ ban nhà nước là cơ quan hành pháp trục thuộc hiệp hội dân tộc. Trong đó, quan trọng nhất là ủy ban an ninh, có nhiệm vụ trấn áp bọn phản động, xây dựng lực lượng vũ trang để chống thù trong giặc ngoài.

Năm 1793, các nước Anh, Áo, Phổ, Hà Lan, Tây Ban Nha lại liên minh với nhau, tấn công nước Pháp cách mạng. Theo sáng kiến của quần chúng, ngày 23/8/1793 hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc. Nhân dân hăng hái tham gia lực lượng vũ trang và chiến đấu rất dũng cảm. Đến dầu năm 1794, quân xâm lược bị quét sạch khỏi nước Pháp.

Khi không còn phải tập trung lực lượng để đánh đuổi ngoại xâm, thì nội bộ phái Gia cô banh mâu thuẫn và bị chia rẽ trầm trọng. Nhiều chính sách của họ đi ngược lại yêu cầu của quần chúng cách mạng. Chính quyền Gia cô banh ngày càng suy yếu. Cuối cùng ngày 27/7/1794, tầng lớp tư sản phản động cướp được chính quyền nhà nước.
Tóm lại: Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cả một quá trình phát triển từ thấp đến cao. Đến thời kì Giacôbanh, các nhiệm vụ cùa một cuộc cách mạng tư sản đã được hoàn thành. Trong quá trình của cuộc cách mạng do phong trào đấu tranh rất mạnh mẽ và kiên quyết của quần chúng nhân dân, cuộc cách mạng tư sản đã được tiến hành một cách triệt để. Về cơ sở kinh tế, chế độ ruộng đất và quan hô bóc lột phong kiến bị phá bỏ hoàn toàn. Vể thượng tầng nhà nước, chính thể cộng hoà nghị viện được xác lập. Đó là sự hình thành và tổn tại của nền cộng hoà thứ nhất.

II. Nhà nước sau cách mạng tư sản - Tổ chức bộ máy nhà nước

- Chính quyền của tư sản phản cách mạng - Đế chế thứ I:

Cuộc chính biến ngày 27/7/1794 đã chuyển chính quyền từ phái tư sản cách mạng Gia cô banh sang tay phái tư sản phản cách mạng. Đây là tầng lớp tư sản gồm những người mới giấu có trong thời gian cách mạng, nhờ việc buôn bán gian lận, đẩu cơ tích trữ, tham ỏ công quỹ, chiếm đoạt ruộng đất, ăn bớt trong khi cung cấp cho mặt trận. Sau khi lên nắm chính quyển, họ ban hành bản Hiến pháp 1795. Hiến pháp này hạn chế các quyền tự do dân chủ, trở lại chế độ bầu cử với điều kiện tài sản rất cao. Theo bản hiến pháp này, quyền lực nhà nước tập trung vào ủy ban đốc chính gồm 5 người. Vì vậy, thời kì này được gọi là thời kì Đốc chính. Cụ thể, theo Hiến pháp 1795, quốc hội gồm hai viện:

Một là, Hạ nghị viện (hay còn được gọi là hội đồng 500 người) có quyền đưa ra và thảo luận dự luật, nhưng không có quyền biểu quyết thông qua.

Hai là, Thượng nghị viện (hay còn được gọi là Hội đồng trưởng lão) nắm quyền biểu quyết thồng qua hoặc bác bỏ dự luật, nhưng không có quyền dự thảo điều luật.

Ủy ban đốc chính do quốc hội bầu ra, ủy ban này nắm quyền cử hoặc cách chức các bộ trưởng mà không cần đến quốc hội, tổng chỉ huy quân đội, quản lí các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân và lo lắng sự phục hồi của thế lực phong kiến dòng họ Buốc bông, giai cấp tư sản muốn có một chính quyền mạnh mẽ theo kiểu độc tài Crôm oen ở nước Anh. Được sự hậu thuẫn cùa giai cấp tư sản, viên tướng trẻ Napôlêông Bonapáctơ làm cuộc chính biến ngày 9/11/1799 xoá bỏ chính quyền Đốc chính và tự xưng là hoàng đế và lên nắm chính quyển, đồng thời ban hành hiến pháp mới. Hiến pháp 1799 quy định chế độ bẩu cử phản dân chủ, tước đoạt quyền bầu cử của phần đông công dân. Theo hiến pháp mới vẫn có quốc hội (hai viện). Nhưng nó chỉ tồn tại một cách hình thức, bởi quy trình lập pháp như sau: các dự luật đều được soạn thảo bởi một hội đồng nhà nuớc, sau đó được thảo luận ở toà án tối cao và cuối cùng được thông qua hoặc bác bỏ tại quốc hội. Thực chất trong ba cơ quan này, cơ quan đầu tiên thực tế là cơ quan làm luật, cơ quan thứ hai chỉ có chức năng tranh luận, còn cơ quan thứ ba (quốc hội) chỉ là người thừa hành sao cho khéo với chức năng đuợc giao, bay nổi cách khác là chì có chức năng thổng qua dự luật. Quyền hành pháp nằm trong tay ba tổng tài, trong đó chỉ có đại tổng tài cố quyền quyết định, còn tổng tài thứ hai và tổng tài thứ ba chỉ có quyền bàn bạc, tham gia ý kiến.

Quyền lực nhà nước nằm trong tay đại tổng tài mà hiến pháp chỉ đích danh là Napôlêông Bỏnapáctơ. Theo hiến pháp, đại tổng tài có quyén thay thế và lãnh đạo công việc cùa hội đổng nhà nước, tức là có ảnh hưởng quyết định đối với việc lập pháp. Đại tổng tài bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các bộ trường, các sĩ quan quản đội, các chánh án toà hình sự và dân sự, các đại sứ.... Napôlêông tuyên bố suốt đời là đại tổng tài (năm 1802), lập nên nên đế chế thứ nhất. Chính quyền Napôleông I là chính thể quân chủ lập hiến tư sản. Nhưng trong đó, quyền lực tập trung vào hoàng đế. Đó là chính quyền tư sản độc tài chuyên chế. Chính quyển Napôlêông I tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành quyển bá chủ Châu Âu. Đến năm 1812 đế quốc Napôlêông I đã chiếm được nhiều vùng ở lục địa Châu Âu với số dân gần bằng một nửa dân số lục địa này. Khi mở cuộc chiến tranh xâm lược sang nước Nga, Napôlêông I bị thảm bại trong trân Bộrôđinô nổi tiếng (8/1812). Sau đó quân đội Pháp bị truy đuổi đến tận sào huyệt. Cuối cùng lực lượng quản đồng minh Châu Âu đánh bại hoàn toàn Napôlêông I tại trận Oatéclô (6/1815). Đế chế Napôlêông I sụp đổ.

Trong quá trình lực lượng quân đồng minh phong kiến Châu Âu tiến vào Pháp, thế lực phong kiến Buốc bông đã theo chân họ về nước, lập lại vương triều. Nhưng mọi mặt ở Pháp lúc này đã khác xưa nên quyền lực của vương triều Buốc bông phải chịu sự hạn chế của hiến pháp. Cơ sở kinh tế tư bản chù nghĩa, kể cả chế độ ruộng đất mới được thực hiện trong thời Gia cô banh, vẫn được duy trì mà không một thế lực nào có thể xoá bỏ được. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động và giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến phục hổi mà đỉnh cao là cuộc cách mạng tháng 7/1830 lật đổ hoàn toàn nền thống trị cùa dòng họ Buốc bông. Thay vào đó là chính thể quân chủ lập hiến được thiết lập do Luy Philip làm vua, đại diộn cho lợi ích của bộ phận đại tư sản ngân hàng là dòng dõi quý tộc.

- Cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1848 và sự thiết lập nền cộng hoà thứ II (1848 -1852):

Chính quyền quân chủ lập hiến trên chưa phải là chính quyền của giai cấp tư sản mà mới ở trong tay một nhóm nhỏ đại tư sản tài chính nên mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản nói chung với bộ phận tư sản cầm quyền là không thể tránh khỏi và sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Hơn nữa, các tầng lớp nhân dân ngày càng bất mãn với những chính sách phản động của chính quyền quân chủ lập hiến.

Tháng 2/1848 cuộc khởi nghĩa vũ trang của lực lượng cách mạng bùng nổ, lạt đổ chính thể quân chủ lập hiến.
Ngày 25 tháng 2, nền cộng hoà thứ hai được tuyên bố thành lập, đó là nền cộng hoà tư sản. Ban đầu chính quyền tư sản phải thi hành một số chính sách tiến bộ. Quyền bầu cử cho nam giới từ 21 tuổi được thực hiện. Quyền tự do hội họp và lập hội được ban hành. Ngày 4 tháng 5, quốc hội lập hiến được thành lập và họp khai mạc. Quốc hội lập hiến cử ra một uỷ ban bành pháp (tức chính phủ). Đồng thời, quốc hội lập hiếu thông qua bản hiến pháp của nền cộng hoà thứ hai.

Hiến pháp công nhận quyền phổ thông đầu phiếu của nam giới đã được tuyên bố trong cuộc cách mạng tháng Hai, nhưng đặt thêm điều kiện cử tri phải cư trú thường xuyên một nơi ít nhất là 6 tháng. Dựa vào thuyết phân chia các quyền, hiến pháp trao cho quốc hội quyền lập pháp. Giai cấp tư sản ngại thượng viện xưa nay vẫn thuộc phái bảo hoàng nên hiến pháp quyết định quốc hội chỉ có một viện.

Tổng thống (lần đầu tiên có trong cơ cấu của nhà nước tư sản Pháp) là người nắm quyền hành pháp. Theo hiến pháp, tổng thống cũng do phổ thông đầu phiếu bầu ra. Điều đó tạo ra cho tổng thống có vị trí, vai trò rất lớn, là người được nhân dân lựa chọn như quốc hội vậy, hình thành sự đối trọng quyền lực giữa quốc hội và tổng thống. Tổng thông có quyền hành lớn: bổ nhiệm hoặc bãi chức các bộ trường, các sĩ quan cao cấp. các quan chức địa phương, ân xá.v.v.. Tổng thống có nhiệm kì 4 năm và không có quyền tái cử.

Cuộc bầu cử ngày 10/12/1848 đưa Luy Bôna páctơ lên làm tổng thống, thiết lâp quyền thống trị của tầng lớp đại tư sản có xu hướng bảo hoàng, tập hợp trong đảng Trật tự. Tiếp đó là cuộc bầu cử quốc hội ngày 29/5/1849, đảng Trật tự giành được đa số trong quốc hội. Tẩng lớp tư sản cộng hoà dần dần bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị. Chính quyển đại tư sản tăng cường đàn áp phong trào dấu tranh của quần chúng, thi hành hàng loạt các chính sách phản động. Mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị, giữa tổng thống với quốc hội (đa số là đảng Trật tự). Đảng Trật tự thấy không cấn đến vai trò của Luy Bônapáctơ. Còn Luy Bônapáctơ muôn xây dựng chính quyền độc tài cá nhân. Lợi dụng sự bất đồng giữa các phe phái trong nội bộ đảng Trật tự, Luy Bôna páctơ từng bước loại dần đối thủ ra khỏi các chức vụ quan trọng của nhà nước, hạn chế quyền lực của nghị viện và cuối cùng ngày 2/12/1851 làm cuộc chính biến thắng lợi. Ngày 14/1/1852 hiến pháp mới được ban hành, quyền lực nhà nước tập trung vào tổng thống với nhiệm kì 10 năm, thượng viện được phục hồi.

- Đế chế thứ II (1852-1870):

Ngày 2/12/1852 Luy bôna páctơ lên ngồi hoàng đế, lấy danh hiệu là Napôlêông III. Nền cộng hoà thứ II sụp đổ, đế chế thứ II được xác lập.

Chính quyền Napôlêông III là chính thể quân chủ tư sản, trong đó quyền lực nhà nước được tập trung vào tay hoàng đế. Đó là nền chuyên chính của tư sản ngân hàng cấu kết với tư sản công nghiệp. Chế độ Bônapáctơ thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ đã ban hành trong thời kì cách mạng 1848, truy nã gắt gao những người cộng hoà. Bô máy quan liêu và cảnh sát được tăng cường đến mức chưa từng thấy.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp ngày càng phát triển. Pháp trở thành một trong những nước có nền kinh tê phát triển nhất. Vì vậy, đế quốc Napôlẽông III càng đẩy mạnh chính sách bành trướng thuộc địa. Chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược Angiêri. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh, Mĩ,... nhiều lần tấn công Trung Quốc, buộc triều đình Mãn Thanh phải kí những điều ước không bình đảng. Từ cuối những nãm 50 cùa thế kỉ XIX, thực dân Pháp bắt đẩu nổ súng xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương.

Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, thái độ bất mãn của nhiều tầng lớp tư sản và các phong trào đấu tranh của quần chúng làm cho chính quyền đế chế lâm vào khùng hoảng. Napôlêông III phải ban hành một số cải cách như bỏ một vài điều hạn chế tự do hội họp và tự do báo chí, mở rộng phẩn nào quyển hạn của viên lập pháp (hạ nghị viện) và viện nguyên lão (thượng nghị viện). Nhưng một số cải cách nhỏ giọt đó cũng không thay đổi được tình thế. Trong cuộc bẩu cừ viện lập pháp nãm 1869. phe cộng hoà đối lập đã chiếm được 3,3 triệu phiếu bầu trong tổng sô 7 triệu. Cuối cùng, năm 1870 sau khi bị thảm bại trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, chính quyền đế chế II bị sụp đổ. Nền cộng hoà thứ III được xác lập.

- Nền cộng hoà thứ ba (từ năm 1870):

Sau khi công xã Pari 1871 thất bại, chính quyền cộng hoà tư sản thi hành chính sách khùng bô' tàn khốc các chiến sĩ của cồng xã và mọi phong trào đấu tranh cùa quần chúng. Tuy là chính thể cộng hoà nghị viện, nhà nước tư sản Pháp ngày càng đi vào con đường độc tài và phản động. Từ cuối thế kỉ XIX, cũng như các nước tư bản khác, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh cùa Pháp chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc

Nhìn chunng lại, từ sau cuộc cách mạng tư sản, các cuộc đấu tranh giữa quần chúng nhân dân và tầng lớp tư sản tiến bộ với các thế lực đại tư sản phản động và thế lực phong kiến cũ vẫn không kém phần quyết liệt. Trong cuộc đấu tranh đó, về mặt chính trị xoay quanh vấn đề xác lập chính thể cộng hoà hay quân chủ lập hiến. Nhìn chung, do sự đấu tranh mạnh mẽ và bền bỉ của quần chúng cách mạng, xu hướng cộng hoà đã thắng thế. Nền cộng hoà tư sản đó là chính thể cộng hoà nghị viện.

Trong quá trình đó, giai cấp tư sản ngày càng mất dần vai trò tiến bộ của nó. Chính quyền tư sản ngày càng thể hiện tính phản động.

Tổ pháp pháp luật đại cương - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

Khuyến nghị:
  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.