-->

Nguyên đơn không đến hòa giải, có sao không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp nguyên đơn của vụ án dân sự không đồng ý hòa giải nên không có mặt khi tòa án triệu tập.

Hỏi: Trong vụ án dân sự tôi là nguyên đơn, vì không đồng ý hòa giải nên tôi không đến hòa giải theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp của tôi được giải quyết như thế nào? (Trần Khôi - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Thứ nhất, theo Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây: a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;h) Thời hiệu khởi kiện đã hết; i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý; k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 quy định như sau “Nguyên đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện”. Vì vậy khi tòa án triệu tập đến lần thứ hai mà Nguyên đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án ra quyết định định đình chỉ giải quyết vụ án là hoàn toàn có căn cứ trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng.
Thứ hai, để tiếp tục thực hiện việc giải quyết vụ án bạn có thể thực hiện khởi kiện lại theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 nếu vẫn còn thời hiệu khởi kiện, hoặc bạn có thể kháng cáo, kháng nghị quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo khoản 4 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.